Kế toán kho là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Kế toán kho là bao nhiêu?

kế toán kho

Tùy theo từng loại hình, lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp,… Một kế toán kho sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết kế toán kho đều có vai trò, nhiệm vụ, công việc nhất định. Nhằm đảm bảo quy trình sản xuất trong doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu thêm những điều hấp dẫn của công việc này trong bài viết dưới đây.

Kế toán kho là gì?

Kế toán kho là vị trí kế toán thực hiện theo dõi, kiểm tra hoạt động xuất nhập hàng hóa. Kiểm soát số lượng hàng tồn kho, quản lý các loại chứng từ. Đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm hạn chế tình trạng thất thoát hàng hóa.

Kế toán kho là gì?
Kế toán kho là gì?

Thuật ngữ kế toán kho và thủ kho thường bị nhầm lẫn với nhau. Hai vị trí này có sự ràng buộc mật thiết với nhau trong công việc. Tại hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hai vị trí này có thể do một người kiêm nhiệm. Trong các doanh nghiệp đặc thù, có nhiều hàng hóa, trang thiết bị mới phân ra hai vị trí riêng biệt.

Kế toán kho làm những công việc gì?

Người làm trong vị trí này phải nắm rõ từng hoạt động, công việc, vận hành của bộ phận. Đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt từ nhân viên, sổ sách, hàng hóa… Vậy một KTK sẽ đảm nhận những công việc như sau:

Công việc chung

Kiểm soát, kiểm kê các loại hàng hóa

  • Cập nhật tình hình hàng hóa để có kế hoạch tiêu thụ kịp thời, tránh hết hạn sử dụng. Vậy nên kế toán kho phải kiểm soát được số lượng, chất lượng hàng hóa nhập và xuất tại kho.

Lập chứng từ xuất kho và nhập kho

  • Trong quá trình nhập, xuất hàng hóa, hóa đơn hàng hóa cần phải được lưu trữ lại. Nhằm để cung cấp việc đối chứng sau này.

Hạch toán và kê khai thuế

  • Những hoạt động liên quan đến hàng hóa, doanh thu, chi phí tại kho đều phải được ghi chép và hạch toán cẩn thận. Đồng thời, thuế đầu vào và đầu ra cũng cần được kế toán kho kê khai. Để doanh nghiệp đóng thuế cho Nhà nước.

Phối hợp với thủ kho

  • Kế toán kho còn cần phối hợp với thủ kho để kiểm đếm số lượng hàng hóa. Nếu hàng nhập, xuất có giá trị lớn.

Những công việc khác

  • Ngoài những công việc trên, kế toán kho còn có thể đưa ra những đề xuất, kiến nghị nâng cấp hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Công việc hàng ngày

Đối với hàng hóa

  • Kế toán kho có nhiệm vụ kiểm kê hàng hóa thường xuyên để thống kê số lượng, chất lượng và phân loại. 

Đối với chứng từ

  • Kế toán kho sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn và các loại chứng từ trước khi cho phép xuất hoặc nhập hàng, đồng thời nhập những thông tin trên hóa đơn và chứng từ lên hệ thống để tránh việc thất lạc giấy tờ.

Đối với kho hàng

  • Với vai trò là người chịu trách nhiệm với toàn bộ kho hàng của doanh nghiệp, kế toán kho cần tự thiết lập và sắp xếp công việc sao cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó, kế toán kho cũng phải chịu trách nhiệm với những chênh lệch trong sổ sách và số lượng hàng thực tế trong kho hàng.

Những công việc hàng tháng

Lập báo cáo vào cuối tháng để tổng hợp những số liệu thống kê mỗi ngày. Việc này giúp cả kế toán kho và cấp trên đều nắm được tình trạng của hàng hóa.

Hạch toán, đối chiếu lại những chứng từ và hóa đơn đã có trong tháng. Những số liệu và chi phí sẽ được tính toán một cách kỹ lưỡng để doanh nghiệp có thể nắm được thu chi.

Hoàn thành các chứng từ ghi chép, sổ sách, thực hiện chứng nhận giấy tờ. Báo cáo với cấp trên theo quy định, đối chiếu lại hàng hóa thực tế và trên sổ ghi chép.

Kế toán kho làm những công việc gì?
Kế toán kho làm những công việc gì?

Những kỹ năng cần có của một Kế toán kho là gì?

Đây là vị trí yêu cầu kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng đối với người đảm nhiệm. Vậy bạn cần có những yếu tố gì để làm một KTK chuyên nghiệp, cụ thể như:

Có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng

Từ bản mô tả công việc phức tạp của một KTK có thể thấy. Họ thường xuyên phải lập các báo cáo chứng từ, hạch toán doanh nghiệp và kê khai thuế. Do đó, công việc này đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao . Có một nền tảng kiến thức vững nhất định để dễ dàng thích nghi và đem lại hiệu quả cao khi làm việc.

Là người cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực

Khổng chỉ riêng nhân viên KTK, mà đối với tất cả các vị trí trong bộ phận kế toán đều cần sự tỉ mỉ và cẩn thận vì phải tiếp xúc cùng lúc nhiều các hoá đơn, chứng từ hay báo cáo. 

Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm kế toán

Sử dụng thành thạo kỹ năng tin học và các phần mềm kế toán là một yêu cầu bắt buộc đối với công việc của kế toán kho, giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và các công việc đạt hiệu quả cao hơn, trôi chảy hơn. Một số các phần mềm mà kế toán kho cần trau dồi và học hỏi như: excel microsoft, phần mềm chuyên cho kế toán, v.v.

Kỹ năng làm việc với số liệu

Bất cứ việc làm nào của kế toán kho cũng liên quan đến các con số và báo cáo chúng. Vì thế, bạn cần làm quen với các số liệu chi tiết, có khả năng phân tích và tổng hợp số liệu tốt để đưa ra các hướng giải quyết vấn đề phù hợp.

Kỹ năng sắp xếp công việc

Để dễ dàng quản lý được hàng hoá và giấy tờ cùng một lúc, KTK cần có kỹ năng sắp xếp công việc. Khi sắp xếp công việc hợp lý lí, bạn sẽ có nhiều thời gian để xử lý nhiều việc và vấn đề hơn, nâng cao năng suất làm việc và đạt được hiệu quả cao.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khối lượng công việc của họ khá nhiều, vì thế, nhân viên này cần có sự sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý để hoàn thành các công việc đúng thời hạn, tránh để công việc tồn động, dễ gây ra các tổn thất cho doanh nghiệp về hàng hoá và giấy tờ.

Hiểu biết về các loại hàng hoá

Kế toán kho là người trực tiếp kiểm kê số lượng và các loại hàng hoá, vì vậy nhân viên KTK cần có kiến thức về các loại hàng khác nhau. Hàng hoá có thể khác nhau về mẫu mã, chất liệu, độ bền hoặc giá thành chênh lệch. Hiểu biết nhất định về các loại hàng sẽ giúp kế toán kho dễ dàng kiểm kê và theo dõi trong quá trình làm việc.

Những khó khăn và thách thức trong công việc khi làm Kế toán kho

Ở vị trí là người kế toán kho, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn cần xử lí. Cụ thể:

Quản lý hàng tồn kho phức tạp

Bạn phải đối mặt với việc quản lý hàng tồn kho trong một môi trường phức tạp với nhiều loại hàng hóa, đơn vị đo lường, quy trình nhập xuất, quy định của pháp luật,… Điều này đòi hỏi sự cẩn trọng và kiên nhẫn trong việc xử lý, kiểm soát hàng tồn kho.

Áp lực thời gian và độ chính xác

Vị trí này thường phải làm việc trong thời hạn chặt chẽ, đồng thời đảm bảo tính chính xác của thông tin hàng tồn kho. Đòi hỏi khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực và tập trung vào từng chi tiết.

Thay đổi công nghệ và quy trình

KTK cần thích nghi với sự thay đổi công nghệ, quy trình trong lĩnh vực quản lý hàng tồn kho. Theo đó, kế toán kho cần sự linh hoạt, khả năng học tập liên tục để áp dụng các công nghệ mới và cải tiến quy trình.

Mức thu nhập của Kế toán kho là bao nhiêu?

Thu nhập luôn là yếu tố được nhiều người lao động quan tâm không chỉ riêng với vị trí kế toán kho. Thực tế, vị trí kế toán kho đem lại thu nhập chênh lệch tùy theo kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp và thị trường hoạt động. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ở cả trong và ngoài nước thì kế toán kho được trả lương tốt.

Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước chỉ trả mức lương cơ bản và ít lương thưởng hơn. Hiện nay, sinh viên mới ra trường có thể thu nhập từ 5-8 triệu đồng/tháng đối với nghề này. Mức lương sau đó tăng dần tùy vào kinh nghiệm làm việc và sự phát triển, cống hiến của người lao động.

Kết luận 

Vậy chúng ta đã hiểu các mô tả công việc của kế toán kho. Để làm một KTK chuyên nghiệp, ngoài việc cần nâng cao các kỹ năng của bản thân, bạn cũng nên liên tục cập nhật và học hỏi các kiến thức chuyên môn để có nhiều cơ hội làm việc và thăng tiến trong sự nghiệp.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *