Hướng dẫn cách tính điểm đánh giá năng lực chính xác nhất dành cho các sĩ tử

cách tính điểm đánh giá năng lực

Những năm gần đây, nhiều trường Đại học đã tuyển sinh bằng điểm bài thi đánh giá năng lực. Trường ĐHQG Hà Nội và Trường ĐHQG TPHCM đã tổ chức kỳ thi này. Vậy làm sao để tính điểm đánh giá năng lực, tại sao các sĩ tử nên tham tìm hiểu kỳ thi này? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cách tính điểm đánh giá năng lực tiết nhất. Hãy cùng Reviewedu khám phá nhé! 

Tại sao cần tính điểm đánh giá năng lực?

Kỳ thi đánh giá năng lực chính là bài thi để kiểm tra năng lực của các thí sinh trước khi bước vào Đại học. Bài thi này gồm có 120 câu hỏi và thời gian làm bài 150 phút.

  • Bài thi đánh giá năng lực được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
  • Bài thi đánh giá năng lực kết hợp kiến thức và tư duy với một số hình thức khác. Gồm có: cung cấp số liệu, dữ liệu, các công thức, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề.

Kỳ thi đánh giá năng lực được xây dựng cấu trúc tương tự như kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) hay kỳ thi TSA (Thinking Skills Assessment).

Bài thi đánh giá năng lực giúp kiểm tra, đánh giá một số trình độ cơ bản của thí sinh. Ví dụ như: tư duy logic, sử dụng ngôn ngữ, xử lý dữ liệu, giải quyết vấn đề.

Mục đích của việc các thí sinh tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực này là:

  • Xét tuyển vào các trường Đại học.
  • Đánh giá năng lực của học sinh bậc THPT dựa theo chuẩn đầu ra.
  • Hướng nghiệp cho các bạn học sinh trên nền tảng kiến thức, năng lực cá nhân.
  • Kiểm tra kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, tư duy và kỹ năng của học sinh.

Những quy định cần tuân thủ khi thi đánh giá năng lực

  • Trình giấy báo dự thi, các giấy tờ tùy thân cho cán bộ coi thi kiểm tra.
  • Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng bút mực, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, máy tính bỏ túi không được có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ. Ngoài ra còn có Atlat Địa lí Việt Nam (do phía Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành).
  • Thí sinh không được mang vào phòng thi các loại vũ khí, chất gây nổ, đồ uống có cồn, gây cháy. 
  • Thí sinh không được gian lận qua thiết bị truyền tin trong quá trình làm bài thi.

Cách tính điểm đánh giá năng lực

kỳ thi đánh giá năng lực là một phương thức tuyển sinh tương đối mới, do đó thí sinh tham gia kỳ thi này sẽ có nhiều cơ hội hơn để xét tuyển vào các trường Đại học mong muốn. Vậy nên, ReviewEdu khuyên bạn nên ôn luyện và tham gia kỳ thi ĐGNL để tăng cơ hội trúng tuyển. Bên cạnh đó, khi tham gia kỳ thi bạn sẽ có cơ hội cọ sát, hiểu chính xác năng lực hiện tại của bản thân để tự tin hơn khi tham gia kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. 

Điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội

  • Thang điểm: 150
  • Phần tư duy định lượng: 50 điểm (có 50 câu hỏi và 70 phút làm bài)
  • Phần tư duy định tính: 50 điểm (có 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)
  • Phần khoa học (tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội): 50 điểm (có 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

Bài thi thực hiện trên máy tính, mỗi câu đúng sẽ được 1 điểm, câu sai không được điểm.

Điểm xét tuyển = Điểm thi Tư duy định lượng + Điểm thi Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH

Với trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi (thang 30) = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150

Điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM

  • Thang điểm: 1200
  • Phần sử dụng ngôn ngữ: 400 điểm (40 câu)
  • Phần toán học, phân tích số liệu và tư duy logic: 300 điểm (30 câu)
  • Phần giải quyết vấn đề: 500 điểm (50 câu)

Điểm từng câu hỏi sẽ khác sau, tùy thuộc vào độ khó và độ phân hóa của mỗi câu hỏi.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 phần + Điểm ưu tiên (theo quy định từng trường)

Với trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQG TPHCM sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi (thang 30) = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200

Những điều cần lưu ý khi tính điểm đánh giá năng lực

Các bài thi đánh giá năng lực sẽ được quy điểm về thang điểm 10. Điểm bài thi được tính đến 0.1 điểm.

Kết quả bài thi đánh giá năng lực sẽ được sử dụng để xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của Trường. Xét theo phương thức kết hợp, cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tường ứng với ngành học đó. 

Kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt có thể được bảo lưu để xét tuyển tối đa trong 2 năm. Vì vậy, các học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể đăng ký dự thi trước để sử dụng kết quả xét tuyển cho năm sau.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính điểm đánh giá năng lực. Hy vọng qua bài viết này Reviewedu sẽ giúp bạn hiểu đa dạng hơn cách tính đánh giá năng lực để có thể xét tuyển vào các trường Đại học. Chúc bạn học tập tốt và lựa chọn đúng nơi gửi gắm ước mơ nhé!

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *