Đối với các trường Đại học đào tạo theo hệ thống tín chỉ, người ta thường áp dụng các thang điểm đánh giá kết quả học tập. Gồm thang điểm 10, thang điểm chữ A, B, C, D, F và thang điểm 4. Đây là một hệ thống thang điểm rất khoa học. Được áp dụng ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Vậy bạn đã biết cách tính điểm A B C D đại học chưa. Nếu chưa, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Reviewedu nhé!
Ưu điểm của thang điểm A B C D
Việc sử dụng thang điểm chữ ABCD mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên. Đồng thời giảm bớt áp lực điểm số cho sinh viên. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
- Sinh viên chỉ cần đạt được điểm học phần 8.5( theo thang điểm 10) thì khi quy đổi sang thang điểm chữ và thang điểm 4 là A=4. Đây là mức điểm cao nhất.
- Nếu sinh viên chẳng may đạt điểm học phần từ 4.0-4.9( theo thang điểm 10). Đây là mức điểm không đạt trong quy chế điểm thông thường. Tuy nhiên nếu đổi sang thang điểm 4 là thang điểm chữ là điểm D=1. Đây lại là mức điểm đạt. Sinh viên sẽ không cần phải học lại hoặc thi lại để cải thiện điểm học phần.
- Trong đào tạo niên chế thông thường, nếu muốn có kết quả xếp loại học tập Khá.Thì điểm trung bình chung tất cả các môn phải đạt tối thiểu là 7.0. Trong khi đó, theo hệ thống tín chỉ, sinh viên chỉ cần điểm học phần một nửa số tín chỉ tích lũy đạt 7.0. Nửa số còn lại chỉ cần đạt 5.5 là được.
Thang điểm A B C D là thang điểm đánh giá quá trình
Đánh giá học phần trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là đánh giá cả một quá trình. Bao gồm điểm thành phần trong quá trình học và điểm thi học phần. Điểm thi cuối kì có thể chỉ chiếm tỷ trọng 50% tỷ trọng điểm học phần. Điều này làm cho sinh viên phải học tập, kiểm tra, thực hành trong suốt học kỳ chứ không phải trông chờ vào kết quả của một kỳ thi. Vì thế, nếu điểm học phần không đạt, sinh viên phải học lại từ đầu chứ không thể đơn thuần chỉ thi lại một lần nữa.
Cách tính điểm A B C D đại học
Quy đổi điểm học phần
Cách tính điểm theo thang điểm chữ được quy đổi như sau:
- Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.
- Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.
- Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0
- Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.
- Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0
- Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.
- Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.
- Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.
Tùy thuộc vào mỗi trường đại học, sẽ có thêm mức điểm C+, B+, A+ cho điểm học phần. Cũng có nhiều trường chỉ áp dụng 4 mức điểm A,B,C,D.
Quy đổi xếp loại học lực
Căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín chỉ. Học lực của sinh viên sẽ được xếp thành các loại sau:
- Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
- Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
- Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
- Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;
- Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.
Từ đó ta có bảng tính cụ thể sau:
Lời kết
Như vậy qua bài viết trên, bạn đã biết cách tính điểm A B C D đại học. Nhờ vào những kiến thức bổ ích này, bạn sẽ dễ dàng theo dõi và dự đoán được số điểm mong muốn. Hy vọng bạn sẽ đạt được kết quả cao trong quá trình học tập của mình. Hãy cùng theo dõi Reviewedu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!