Là học sinh cần làm gì để phát triển kinh tế? Vai trò của học sinh như thế nào?

học sinh cần làm gì để phát triển kinh tế

Học sinh cần làm gì để phát triển kinh tế? Câu hỏi này xuất hiện trong rất nhiều môn học của các em học sinh ngày nay nhưng vẫn chưa có một mẫu trả lời chuẩn cho đề bài này. Dưới đây là những trách nhiệm, nghĩa vụ mà học sinh cần phải làm để phát triển kinh tế. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Học sinh cần phải làm gì để phát triển kinh tế 

Dưới đây là những việc làm góp phần phát triển kinh tế mà bạn không thể bỏ lỡ:

Học sinh cần phải làm gì để phát triển kinh tế 
Học sinh cần phải làm gì để phát triển kinh tế

Luôn làm những điều tốt đẹp

  • Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Mỗi lứa tuổi có năng lực để làm những công việc khác nhau. Chỉ cần đó là những việc tốt đẹp, khiến mọi người xung quanh yêu quý thì bạn đã góp một phần sức lực vào sự phát triển của đất nước. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất như giúp đỡ gia đình, bạn bè rồi đến những lý tưởng lớn lao hơn như đưa đất nước vươn ra anh em quốc tế.

Không ngừng trau dồi kiến thức của bản thân

  • Nếu bạn đang cố gắng phát triển cho chính mình thì cũng đang góp phần phát triển cho đất nước. Vì nếu như bạn giỏi giang lên thì bạn sẽ tạo ra được nhiều lợi ích hơn. Đầu tiên là cho gia đình và những người thân của bạn, tiếp đến là xã hội. Nếu mỗi người đều cố gắng để trở nên giỏi giang hơn và luôn muốn phát triển thì chẳng mấy chốc mà nước nhà đi lên cả.

Rèn luyện toàn diện: Đức, Trí, Thể, Mỹ

  • Để có thể trở thành một công dân tốt cho đất nước và xã hội, mỗi cá nhân, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, cần phải không ngừng rèn luyện bản thân ở mọi khía cạnh. Rèn “đức” để biết đối nhân xử thế. Rèn “trí” để mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng. Rèn “thể” để có sức khỏe cống hiến lâu dài. Rèn “mỹ” để có được sự nhìn nhận, phân biệt đúng sai với mọi việc.

Xác định rõ mục tiêu và động cơ học tập 

  • Muốn thành công trong tương lai, học sinh cần phải xác định rõ mục tiêu, mục đích và ước mơ của mình trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Các em cần hiểu rõ: Học để làm gì? Làm thế nào để học tập tốt? Có như vậy, các em mới có được một tâm thế vững vàng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trên con đường học tập.

Tránh xa các tệ nạn xã hội

Lứa tuổi học sinh còn bồng bột, thiếu hiểu biết và rất dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo, rủ rê vào các tệ nạn xã hội. Điều này không chỉ trở thành gánh nặng đối với gia đình, nhà trường mà còn có thể hủy hoại con đường học tập của các em sau này. Tương lai nằm trong tay các em, do đó cần phải biết đâu là đúng, đâu là sai và điều gì các em nên tránh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tham gia các hoạt động tình nguyện

  • Bằng những công việc bạn tham gia tình nguyện thì có thể bạn sẽ giúp đỡ được cho người khác lẫn chính bạn. Sau khi mang đến những điều tốt đẹp cho người khác, bạn sẽ cảm nhận được những lẽ sống và có thêm cho mình nhiều nguồn động lực hơn. Bên cạnh đó bạn còn được mở mang kiến thức cũng như trau dồi cho mình nhiều kỹ năng khác nhau.

Vai trò của học sinh trong việc phát triển kinh tế

Theo thống kê của những năm gần đây. Thanh niên Việt Nam từ 16 – 30 tuổi có khoảng 22,609 triệu người; chiếm khoảng 23,2% dân số cả nước. 

Vai trò của lực lượng này đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Cụ thể nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà; chủ nhân tương lai của đất nước; là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hóa; hiện đại hóa đất nước; hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng; phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát huy thanh niên vừa là mục tiêu; vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”.

Vai trò của học sinh trong việc phát triển kinh tế
Vai trò của học sinh trong việc phát triển kinh tế

Nhà trường có trách nhiệm như thế nào trong việc hướng dẫn học sinh

  • Giúp các học sinh định hướng làm những điều tốt đẹp có ích cho bản thân, xã hội. Hãy học để làm người tốt, đừng học để lấy tri thức. 
  • Hướng dẫn cho các học sinh tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, công ích ở địa phương.
  • Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 

Kết luận 

Có lẽ nhiều bạn học sinh đang nghĩ rằng mình còn đi học và quá nhỏ bé để có thể nghĩ đến chuyện có thể giúp ích cho đất nước? Vì các bạn nghĩ rằng mình còn chưa lo nổi mình thì làm sao làm cho nước nhà tốt lên được. Nhưng điều này không hoàn toàn chính xác! Mỗi cá nhân là một phần tử trong xã hội và từng hành động đều có tác động nhất định đến xã hội. Do đó, mỗi người có cách để phát triển đất nước khác nhau! Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lấy tư tưởng, đạo đức của Bác làm kim chỉ nam cho mọi mục tiêu trong hiện tại và trong tương lai!

Xem thêm:

Review Đại học Văn Lang cơ sở 2 có tốt không? Cơ sở vật chất như thế nào?

Review Đại học lao động xã hội cơ sở (ULSA) 2 có tốt không? Cơ sở vật chất như thế nào?

Review Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 1 có tốt không? Các dịch vụ tại Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 1

Review Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 có tốt không? Những bí mật đặc biệt về sinh viên của Trường

Phản ứng đặc trưng của anken là gì? Cấu tạo hóa học, tính chất và cách điều chế của anken

Este là gì? Công thức cấu tạo, tính chất và phản ứng đặc trưng của Este

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *