Giáo viên quản nhiệm là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Giáo viên quản nhiệm là bao nhiêu?

giáo viên quản nhiệm

Nhiều năm trở lại đây, giáo viên quản nhiệm trở thành một vị trí công tác quan trọng. Họ luôn luôn được ưa chuộng trong nhiều trường tiểu học, trung học nội trú mới có. Dưới đây là đôi nét về giáo viên quản nhiệm và giải đáp thông thắc mắc liên quan đến công việc này. Mời các bạn tham khảo nội dung, thông tin liên quan đến công việc này trong bài viết của Reviewedu.

Giáo viên quản nhiệm là gì?

Giáo viên quản nhiệm là chức danh đặc thù và đặc biệt quan trọng mà chỉ những trường nội trú mới có. Họ theo sát, hướng dẫn và chăm lo đời sống sinh hoạt, tinh thần cho học sinh ngoài giờ lên lớp. 

Giáo viên quản nhiệm là người hỗ trợ và phản hồi kịp thời với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường. Thông báo về những hoạt động nội trú của học sinh sinh viên. Bên cạnh đó họ cũng là cầu nối giữa phụ huynh và học sinh.

Giáo viên quản nhiệm là gì?
Giáo viên quản nhiệm là gì?

Công việc của Giáo viên quản nhiệm gồm những gì?

Giáo viên quản nhiệm là người trực tiếp lên kế hoạch thực hiện công tác quản nhiệm của lớp. Một số công việc mà họ đảm nhiệm như:

  • Phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật của học sinh trong quyền hạn cho phép. Đồng thời báo cáo ngay với Tổng quản nhiệm để kịp phối hợp xử lý kịp thời.
  • Thực hiện công việc theo dõi việc học của từng học sinh. Họ là người nắm rõ tình hình học tập và khả năng học tập của từng học sinh trong lớp. 
  • Thường xuyên có mặt ở khu vực có lớp quản nhiệm để quản lý lớp của mình. Hỗ trợ Giáo viên bộ môn khi cần, thông báo ngay với Phòng Giáo vụ khi Giáo viên bộ môn không đến dạy.
  • Phối hợp với Giáo viên bộ môn để nắm rõ học sinh yếu bộ môn nào, phần nào. Đưa ra biện pháp phối hợp để yêu cầu học sinh học, bổ sung kiến thức kịp thời.
  • Thực hiện sổ quản nhiệm để theo dõi học sinh theo từng giai đoạn theo yêu cầu của nhà trường.
  • Báo cáo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh lớp quản nhiệm hàng tuần. Tổng kết tình hình học sinh theo định kỳ, các trường hợp đột xuất với tổng quản nhiệm, ban lãnh đạo, thành viên liên quan để kịp thời phối hợp xử lý.

Những yêu cầu đối với Giáo viên quản nhiệm là gì?

Để có thể đảm nhiệm tốt công việc được giao đối với một giáo viên quản nhiệm. Bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Giáo viên quản nhiệm là cần có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, đam mê công việc. Đồng thời am hiểu tâm lý học sinh, đây là yếu tố quan trọng.
  • Có kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý học sinh.
  • Có khả năng truyền đạt, truyền cảm hứng, năng động, sáng tạo, nhiệt tình và tạo mối quan hệ tốt.
  • Có tinh thần hợp tác và trách nhiệm cao.
Những yêu cầu đối với giáo viên quản nhiệm là gì?
Những yêu cầu đối với giáo viên quản nhiệm là gì?

Mức lương của Giáo viên quản nhiệm là bao nhiêu?

Mức lương ngành quản lý giáo dục được quy định cụ thể theo bậc lương của chính phủ. Ngoài ra thì lương ngành này còn được tăng dần dựa vào vị trí làm việc và thâm niên công tác trong nghề. Mức lương phổ biến nhất hiện nay từ 4 – 6 triệu đồng/tháng. Sau đó sẽ tăng lên khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng. Các bạn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm ngoài nhà nước. Đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên đào tạo từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Tư vấn du học, khóa học từ 5 -10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó các bạn còn nhận được những mức hoa hồng cực hấp dẫn cho các vị trí công việc này.

Cơ hội việc làm của Giáo viên quản nhiệm trong tương lai như thế nào?

Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm học 2020-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cả nước thiếu hơn 94.700 Giáo viên các cấp và Bộ GDĐT đã đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết. Một trong trong những ngành chịu áp lực nhất về biên chế hiện nay là giáo dục. Bởi vậy, năm học mới này cần bổ sung 27.850 biên chế Giáo viên. Nếu không giải quyết được, đây sẽ là một vấn đề bức xúc của xã hội.

Từ thực tế này cho thấy, cơ hội việc làm của giáo viên rất rộng mở. Nếu bạn muốn dạy tại các trường học thuộc tỉnh, thành phố trên cả nước. Giáo viên cũng có thể giảng dạy tại các công ty giáo dục, trường tư thục, trung tâm đào tạo. So với dạy ở trường công lập thì làm việc tại các cơ sở này cũng có phần dễ xin việc, lương cao hơn và thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo hơn trong quá trình làm nghề.

Nếu có kinh nghiệm giảng dạy thực tế nhiều năm, Giáo viên còn có cơ hội phát triển theo ngạch làm cán bộ quản lý tại các cơ quan giáo dục ở các cấp (Phòng, Sở, Bộ). Hoặc tự tạo khóa học, kho học liệu để thúc đẩy kiếm nguồn thu trên các nền tảng như VitanEdu, Youtube, Facebook,… 

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích mà ReviewEdu muốn gửi đến bạn thông tin về Giáo viên quản nhiệm. Hy vọng rằng qua đây, các bạn sẽ hiểu rõ “kế toán xây dựng là gì?” cùng các vấn đề xoay quanh vị trí này. Bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này và tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *