Giáo dục đặc biệt là một ngành học đặc biệt như tên gọi của nó. Ngành học giúp đào tạo những giáo viên không phải chỉ dạy cho học sinh bình thường mà là những em nhỏ, những người có hoàn cảnh đặc biệt. Ngành nghề này có những thông tin gì cần tìm hiểu? Hãy cùng Reviewedu tham khảo trong phần dưới bài viết này nhé.
Giáo viên giáo dục đặc biệt là gì?
Ngành giáo dục đặc biệt (Special Education) bao gồm những chương trình dạy học đặc biệt. Nó được thiết kế, xây dựng riêng cho các bạn học sinh đặc biệt. Các em bị chậm về tinh thần, tình cảm hoặc thể chất, điều này ảnh hưởng chung đến sự phát triển tổng thể và gây ra vấn đề nhận thức, kỹ năng. Vì thế mà chúng cần một môi trường giáo dục đặc biệt. Đây cũng là điều mà hầu hết các trường học truyền thống không đáp ứng được.
Giáo viên giáo dục đặc biệt là những người sẽ giảng dạy, hỗ trợ và giúp đỡ cho các học sinh bị chậm phát triển về tinh thần/thể chất/tình cảm hoặc bị khiếm thính, khiếm thị…
Công việc của một Giáo viên giáo dục đặc biệt gồm những gì?
Công việc của giáo viên giáo dục đặc biệt cụ thể là:
Thực hiện công tác chuyên môn
Về cơ bản thì giáo viên giáo dục đặc biệt cũng giống như giáo viên thông thường, đều cần thực hiện công việc chuyên môn chính của mình đó là giảng dạy và truyền đạt tri thức.
- Cập nhật chương trình, chuyên đề giảng dạy theo từng năm học mới.
- Thiết kế và soạn giáo án cho từng tiết dạy của bộ môn tương ứng.
- Thực hiện việc đứng lớp để giảng dạy và truyền đạt tri thức.
Thực hiện các công việc quản lý hành chính
Bên cạnh các công việc về chuyên môn thì giáo viên giáo dục đặc biệt cũng đảm nhận các công việc hành chính liên quan.
- Lập danh sách về học sinh của từng lớp giảng dạy.
- Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ của các em học sinh.
- Đánh giá tiến độ và quá trình học tập của các em.
- Trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tâm lý cũng như tình hình của học sinh khi có yếu tố ngoài ý muốn.
Thực hiện các công việc khác
- Nghiên cứu và bổ sung các phương pháp giáo dục đặc biệt hiệu quả.
- Triển khai các phương pháp giảng dạy mới.
- Tìm hiểu và nghiên cứu về tâm sinh lý của các đối tượng đặc biệt để có cách thức ứng xử sao cho phù hợp nhất.
Những khó khăn và thuận lợi của nghề Giáo viên giáo dục đặc biệt là gì?
Điều thuận lợi nhất khi giảng dạy cho các em học sinh đặc biệt, đó là các em yêu quý cô, bạn học và biết nghe lời. Các em rất ngây thơ, vô tư, trong sáng nên lời nói của cô giáo luôn được các em lắng nghe, đáp ứng và lặp lại.
Tuy nhiên, khó khăn trong nghề cũng không ít:
- Đa số các em vẫn rất ngây ngô, kĩ năng học tập cũng như giao tiếp hạn chế.
- Nhiều phụ huynh không thừa nhận sự thật con mình là trẻ khuyết tật nên né tránh, do đó trẻ không được hỗ trợ kịp thời và không được hưởng chính sách riêng dành cho học sinh khuyết tật.
- Do trẻ có những đặc điểm tâm sinh lí không thuận lợi, quá trình nhận thức bị suy giảm, làm cho trẻ khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức.
- Trẻ nhận thức chậm, tư duy kém (Chủ yếu là trực quan), do vậy việc tiếp thu kiến thức khó khăn, học trước quên sau.
Mức thu nhập của Giáo viên giáo dục đặc biệt là bao nhiêu?
Giáo viên ngành Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt có mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương này, giáo viên còn được chi trả thêm những khoản phụ cấp khác.
Việc tính chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên chuyên trách giảng dạy trẻ khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP – quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Những yêu cầu công việc đối với một Giáo viên giáo dục đặc biệt là gì?
Bạn nên cần xem qua một số yêu cầu của công việc này để có thể đảm nhiệm tốt công việc hơn.
Yêu cầu về mặt kiến thức
Để trở thành giáo viên giáo dục đặc biệt thì bạn sẽ cần có bằng cấp, chuyên môn sư phạm. Tức là được đào tạo bài bản các kiến thức chuyên ngành về giáo viên giáo dục đặc biệt. Cụ thể thì đó là kiến thức về phát triển tâm sinh lý của trẻ đặc biệt, phương pháp tổ chức và giáo dục trẻ, cách thức giảng dạy với từng đối tượng trẻ đặc biệt như trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị hay trẻ chậm phát triển về trí tuệ,…
Yêu cầu về kỹ năng
Các kỹ năng cần thiết của giáo viên giáo dục đặc biệt gồm có:
- Kỹ năng về việc tổ chức và quản lý trong dạy học.
- Kỹ năng quan sát và nắm bắt các vấn đề tâm lý, sự thay đổi của trẻ.
- Kỹ năng giải quyết và ứng xử các trường hợp bất ngờ của trẻ đặc biệt.
- Kỹ năng về việc trị liệu, chăm sóc các bệnh lý cơ bản của trẻ đặc biệt để kịp thời xử lý.
Yêu cầu về tố chất
Bên cạnh các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng thì tố chất cũng là điều cần quan tâm để trở thành một giáo viên giáo dục đặc biệt.
- Có lòng yêu trẻ và yêu thích công việc giảng dạy.
- Có sự kiên nhẫn và chịu được áp lực của công việc.
- Có tinh thần trách nhiệm, công bằng và đạo đức tốt.
- Có ý thức rèn luyện tốt và tấm lòng trong sáng.
- Luôn tận tụy với nghề và có niềm đam mê với công việc.
- Chủ động trong việc cập nhật và trau dồi bản thân để hỗ trợ hiệu quả hơn trong công tác giảng dạy.
- Có khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt, không chỉ với các em học sinh mà với cả phụ huynh.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về giáo viên giáo dục đặc biệt. Hy vọng bài viết đã giúp bạn làm rõ về giáo viên giáo dục đặc biệt là gì? Cũng như thông tin cơ bản về nghề để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn. Định hướng phù hợp nhất cho bản thân với nghề nghiệp trong tương lai.