Dược sĩ bệnh viện là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Dược sĩ bệnh viện là bao nhiêu?

Nhắc tới dược sĩ bệnh viện có lẽ nhiều người nghĩ ngay tới công việc của họ sẽ giống như những người dược sĩ bán thuốc tại các quầy thuốc. Ít ai có thể biết được công việc, vai trò chi tiết của nghề dược sĩ trong bệnh viện. Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu những thông tin cần thiết về vị trí Dược sĩ bệnh viện này nhé!

Dược sĩ bệnh viện là gì?

Dược sĩ bệnh viện là những người làm việc trong ngành y tế. Chuyên môn chủ yếu là về các loại tân dược liệu. Dược sĩ sẽ đảm nhận các vai trò như nghiên cứu, sản xuất và bào chế ra các loại thuốc. Thuốc này mang tính đặc trị được sử dụng trong y tế.

Dược sĩ bệnh viện còn theo dõi, cấp thuốc điều trị cho các bệnh nhân. Hiện nay, cùng với sự phát triển rất nhanh của thời đại như ngày nay. Càng ngày càng có nhiều loại ảnh hưởng xấu thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Dược sĩ bệnh viện là gì?
Dược sĩ bệnh viện là gì?

Để phòng ngừa và ngăn chặn sự tấn công của các mầm bệnh xấu ngày càng tràn lan. Dược sĩ chính là những người có khả năng nghiên cứu và bào chế ra các loại thuốc đặc trị. Cũng như chế tạo vaccine hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cộng đồng.

Dược sĩ bệnh viện làm những công việc gì?

Công việc của một dược sĩ bệnh viện hầu hết là sắp xếp, kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Tư vấn và hỗ trợ cấp, hướng dẫn cách uống, sử dụng thuốc tốt nhất cho các bệnh nhân. Cụ thể công việc của họ như:

  • Bán thuốc chính xác dựa theo đơn của bác sĩ
  • Hướng dẫn cặn kẽ liều dùng cũng như công dụng của thuốc cho bệnh nhân nắm rõ được các loại thuốc mình đang sử dụng
  • Giải thích cặn kẽ và cảnh báo cho bệnh nhân các tác dụng phụ của thuốc.
  • Từ đó đưa ra các khuyến cáo cho bệnh nhân về an toàn khi dùng thuốc.
  • Tư vấn cho bệnh nhân các loại thuốc hay thực phẩm chức năng có thể sử dụng kèm nhằm cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn.
  • Theo dõi việc nhập, xuất thuốc trong bệnh viện. Phụ trách phân phối thuốc theo toa của bác sĩ cũng như theo dõi quá trình dùng thuốc của bệnh nhân
  • Hướng dẫn và đào tạo cho các thực tập sinh mới về kiến thức chuyên môn cũng như thực hành thực tiễn.

Mức lương của Dược sĩ bệnh viện là bao nhiêu?

Mức lương là một trong những câu hỏi phỏng vấn dược sĩ bệnh viện được nhiều người quan tâm hiện nay. Con số sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn.

Mức lương cơ bản của dược sĩ bệnh viện

Đối với những cán bộ, công chức làm việc tại bệnh viện, mức lương dược sĩ bệnh viện sẽ được chi trả theo quy định bảng lương của nhà nước là 1.300.000 đồng/tháng và nhân với hệ số lương hiện hưởng.

Nếu dược sĩ bệnh viện đã tốt nghiệp hệ đại học Dược thì sẽ được hưởng số lương là 2.36. Như vậy, chúng ta có công thức tính lương cụ thể như sau: (1.300.000 đồng/tháng x 2.36) + tiền ưu đãi ngành (40% lương) + phụ cấp với dược sĩ bệnh viện.

Mức lương của dược sĩ đại học

Dược sĩ đại học là những người có thể tham gia vào tất cả  các lĩnh vực như quản lý nhà nước về ngành dược, nghiên cứu dược phẩm, sản xuất và lưu thông thuốc, phân phối thuốc nên có mức thu nhập khá cao. Mức lương trung bình của dược sĩ đại học dao động trong khoảng 30 – 35 triệu đồng/tháng.

Mức lương của dược sĩ cao đẳng

Mức lương của dược sĩ bệnh viện sẽ dao động ở mức 4 – 6 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, mức thu nhập của Dược sĩ bệnh viện sẽ tăng dần theo thâm niên làm việc và được hưởng đủ các chế độ theo quy định của nhà nước. Nhìn chung sẽ dao động trong khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào từng đơn vị công tác cũng như năng lực chuyên môn.

Vai trò của Dược sĩ bệnh viện trong xã hội hiện nay như thế nào?

Dược sĩ bệnh viện chính là người trực tiếp tiếp cận và thẩm định thông tin về thuốc, là những người thực hiện tư vấn cho bệnh nhân và cố vấn cho các bác sĩ. Chính vì vậy trách nhiệm cũng như vai trò của dược sĩ bệnh viện rất quan trọng.

Là người có kiến thức am hiểu về thuốc, dược sĩ cần phải không ngừng nâng cao học hỏi, cập nhật thông tin để có thể đưa tới những thông tin mới nhất về thuốc cho người sử dụng. Trong môi trường làm việc của mình, dược sĩ bệnh viện sẽ đóng vai trò then chốt cung cấp thông tin thuốc cho bác sĩ kê đơn, điều dưỡng viên, bệnh nhân hay các cán bộ y tế liên quan đến thuốc và cộng đồng.

Vai trò của Dược sĩ bệnh viện trong xã hội hiện nay như thế nào?
Vai trò của Dược sĩ bệnh viện trong xã hội hiện nay như thế nào?

Để có thể làm tốt trách nhiệm của mình, người dược sĩ bệnh viện hệ cao đẳng hay đại học đều cần phải tự mình trau dồi và nâng cao thêm kiến thức cho bản thân, đảm bảo có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Người dược sĩ trong bệnh viện luôn phải đảm bảo là người thực hiện tốt vai trò của mình trong việc nắm bắt, phân tích và đánh giá về thông tin thuốc sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng. Đồng thời cũng cần phải phối hợp với các bác sĩ để tìm ra được những giải pháp phù hợp nhất trong công tác sử dụng thuốc để điều trị hiệu quả.

Những phẩm chất và kỹ năng cần có của một Dược sĩ bệnh viện là gì?

Đầu tiên, theo học và được đào tạo tại các trường dược uy tín. Điểm tuyển của các ngành y dược rất cao, cùng với đó là thời gian đào tạo của kéo dài hơn nhiều so với các ngành khác. 

Để đăng ký giấy phép hành nghề, các dược sĩ cần cung cấp chứng chỉ hành nghề của mình với yêu cầu 2 năm kinh nghiệm tại các vùng cao, vùng sâu hoặc là có kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở dược trong 5 năm.

Phẩm chất và đạo đức

Dưới đây là những tiêu chuẩn chung về phẩm chất và đạo đức của một dược sĩ:

  • Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
  • Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
  • Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
  • Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
  • Coi trọng việc kết hợp y-dược hiện đại với y-dược cổ truyền;
  • Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

Kỹ năng chuyên môn

Bên cạnh những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thì các kỹ năng chuyên môn là những yêu cầu bắt buộc mà một dược sĩ cần có. Dưới đây là những kỹ năng mà một dược sĩ có chuyên môn cao cần có:

  • Khả năng tư duy: Đặc trưng của ngành dược là lượng kiến thức đồ sộ lại dễ nhầm lẫn. Nên việc này yêu cầu các dược sĩ và người theo học cần có khả năng tư duy. Chỉ như vậy thì những kiến thức học được mới phát huy được tác dụng trong việc chẩn đoán và kê đơn thuốc.
  • Nghiên cứu và chế biến thuốc: Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng của ngành dược. Vì các dược sĩ là người cần nắm rõ về nguồn gốc của các mầm bệnh. Từ đó nghiên cứu ra phương thuốc điều trị bệnh cũng như dạng thuốc phù hợp.
  • Khoa học và công nghệ dược: Công nghệ dược phẩm hiện nay phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các dược sĩ được yêu cầu phải siêng năng tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới liên tục.
  • Dược xã hội: Đây là kĩ năng hỗ trợ dược sĩ cách tư vấn cũng như hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc. Nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời tránh trường hợp người dân tự ý tiêu thụ thuốc sai cách, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cơ hội nghề nghiệp của Dược sĩ bệnh viện trong tương lai như thế nào?

Nhân lực ngành Dược đang ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Trong khi ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thuốc muốn đầu tư. Sự thiếu hụt về nhân lực đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho ngành này.

Công việc của ngành dược rất đa dạng, có rất nhiều cơ hội học tập, phát triển. Hỗ trợ các dược sĩ có thêm cơ hội để khẳng định bản thân trong việc đóng cho xã hội. Hiện nay, việc thành lập các công ty dược phẩm, mỹ phẩm đang là xu hướng phát triển của các dược sĩ.

Các cấp bậc thứ hạng của Dược sĩ bệnh viện như thế nào?

Hiện nay dược sĩ được phân thành bốn cấp bậc khác nhau. Cụ thể là có 4 hạng dược sĩ:

  • Dược sĩ cao cấp (hạng 1): Dược sĩ cao cấp nhiệm vụ chủ trì. Họ tổ chức công tác cấp phát, cung ứng, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu. Ngoài ra dược sĩ hạng này còn đảm nhiệm các công tác có tính chuyên môn cao.
  • Dược sĩ chính (hạng 2): Dược sĩ chuyên khoa 2 có nhiệm vụ giống như dược sĩ cao cấp. Những điểm khác biệt duy nhất là thay vì chủ trì các công tác tổ chức như dược sĩ cao cấp. Dược sĩ hạng 2 phải tham gia xây dựng các kế hoạch cung ứng, cấp phát,…
  • Dược sĩ hạng 3: Dược sĩ hạng 3 có nhiệm vụ và vai trò xây dựng, đưa ra kế hoạch. Thực hiện bảo quản, cung cấp và phát thuốc, vật tư y tế,… Cũng như các loại hóa chất, các nguyên vật liệu bào chế thuốc.
  • Dược sĩ hạng 4: Dược sĩ hạng 4 là gì? Tương tự dược sĩ hạng 3, dược sĩ hạng 4 là những dược sĩ được xếp ở bậc thứ 4. Nhiệm vụ chính của họ cấp phát thuốc, cung ứng các loại vật tư ý tế, pha chế và kiểm nghiệm chất lượng của thuốc. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về vị trí Dược sĩ bệnh viện. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này. Tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *