Chuyên gia phân tích rủi ro là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Chuyên gia phân tích rủi ro là bao nhiêu?

Chuyên gia phân tích rủi ro

Chuyên gia phân tích rủi ro là vị trí đang được tuyển dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng hiện nay. Vậy bạn đã hiểu về vị trí này chưa? Công việc của họ là gì? Cơ hội việc làm có rộng mở không? Nếu chưa thì đừng bỏ qua những thông tin được ReviewEdu chia sẻ trong bài viết nhé.

Chuyên gia phân tích rủi ro là gì?

Chuyên gia phân tích rủi ro là chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát rủi ro tài chính trong hoạt động hợp tác đầu tư. Trách nhiệm công việc chính của họ rủi ro chính là phân tích hồ sơ. Trên cơ sở dữ liệu phân tích được họ có thể đánh giá và đề xuất những giải pháp đầu tư hữu hiệu. Bản thân chuyên gia phân tích rủi ro cũng đồng thời phải lập các báo cáo thẩm định.

Chuyên gia phân tích rủi ro là gì?
Chuyên gia phân tích rủi ro là gì?

Chuyên gia phân tích rủi ro làm những công việc gì?

Hiện nay, tùy vào từng doanh nghiệp mà công việc của Chuyên gia phân tích rủi ro sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ vẫn chịu trách nhiệm cho các đầu việc như sau:

  • Thực hiện hoạt động phân tích, đo lường các trường hợp rủi ro, điều không may có thể xảy ra với doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra tiêu chí, chính sách cũng như biện pháp phòng ngừa phù hợp. 
  • Triển khai các chính sách quản lý rủi ro đã đề ra, đồng thời phổ biến cho các phòng ban liên quan. 
  • Các nhân viên vị trí này cần hợp tác với các bộ phận khác để có được thông tin cần thiết và kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp một cách sát sao nhất. 
  • Làm báo cáo định kỳ theo yêu cầu của cấp trên, cập nhật tiến độ công việc cho quản lý để họ nắm bắt. 
  • Tham gia vào các chương trình, khóa huấn luyện chuyên môn để nâng cao năng lực, nghiệp vụ. 
  • Làm một số công việc khác theo yêu cầu từ cấp trên.

Kỹ năng và kiến thức mà Chuyên gia phân tích rủi ro cần có là gì?

Để trở thành một chuyên gia phân tích rủi ro chuyên nghiệp thì bạn cần một số kỹ năng như:

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên các ngành (chuyên ngành) tài chính ngân hàng hoặc chuyên ngành liên quan.
  • Có chuyên môn sâu trong lĩnh vực tài chính đầu tư.
  • Có kinh nghiệm tối thiểu 01 – 02 năm trong lĩnh vực quản trị rủi ro.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Kỹ năng tin học văn phòng và sử dụng thành thạo công nghệ.
  • Kỹ năng ngoại ngữ tốt.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và xử lý tình huống.
  • Kỹ năng lập kế hoạch và các báo cáo tài chính đầu tư.
  • Có thể thuyết trình thành thạo và triển khai kế hoạch.
  • Tư duy tốt, quyết đoán.
  • Có trách nhiệm với công việc.
  • Am hiểu về thị trường.
  • Chịu được áp lực công việc cao.
  • Nắm bắt vững vàng bản mô tả công việc của mình.

Yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí Chuyên gia quản lý rủi ro gồm những gì?

Bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cần thế sau để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cụ thể như:

Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp được dùng trong giao tiếp với chủ đầu tư, đối tác, đồng nghiệp. Trong thực tế, nếu có kỹ năng giao tiếp cấp 1 thì tỉ lệ thành công công việc không cao. Thế nhưng nếu kỹ năng giao tiếp đạt cấp 3 thì chắc chắn thành công.

Kỹ năng thuyết trình

Một chuyên gia phân tích rủi ro không thể không có kỹ năng thuyết trình.

Thuyết trình là 1 dạng thức của giao tiếp, nhưng người thuyết trình sẽ phải nói nhiều hơn người nghe, trong đó chức năng chính là truyền đạt thông tin đến số đông bộ phận tiếp nhận. Thuyết trình luôn luôn có tính mục đích cao, có thể là thuyết trình dự án, thuyết trình thiết kế, thuyết trình chương trình đầu tư, … Do đó nếu coi thuyết trình là một cuộc giao tiếp thì đó là giao tiếp cấp cao.

Kỹ năng tin học văn phòng và sử dụng thành thạo công nghệ

Trong thời công nghệ số, kỹ năng tin học văn phòng và công nghệ thực sự rất quan trọng. Nhất là đối với hoạt động kinh doanh. Nếu không có tin học, công nghệ, người lao động chắc chắn sẽ trở nên tụt hậu, bỏ qua nhiều cơ hội thành công và cơ hội thăng tiến. Chưa kể một chuyên viên quản lý rủi lo lại phải là người nắm bắt tốt nhất thị trường – tài chính, phải quản lý dữ liệu đầu tư. Do đó, kỹ năng tin học và thành thạo công nghệ vừa là phương tiện, vừa là công cụ thông minh giúp họ đạt được hiệu quả công việc cao.

Kỹ năng ngoại ngữ tốt

Hiện nay, ngoại ngữ gần như là yêu cầu bắt buộc trong yêu cầu tuyển dụng chuyên viên quản trị rủi ro cũng như hầu hết nhiều ngành khác.

Kỹ năng làm việc nhóm và xử lý tình huống

Không phải ngẫu nhiên làm việc nhóm lại được xem là kỹ năng nền tảng của môi trường kinh doanh hiện đại.

Xử lý tình huống trong nhóm và xử lý tình huống thực tế là công việc mà bất kỳ vị trí nào cũng phải làm được. Nhất là những tình huống phát sinh ngoài ý muốn. Chuyên gia phân tích rủi ro thậm chí còn phải chịu trách nhiệm với một vài tình huống đặc thù.

Kỹ năng lập kế hoạch và các báo cáo tài chính đầu tư

Xây dựng kế hoạch và báo cáo tài chính – đầu tư được xếp vào nhóm kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn.

Họ sẽ phải biết cách sử dụng hợp tác hoàn hảo giữa các nhóm kỹ năng khác nhau. Như là: làm việc độc lập, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tin học, công nghệ,…

Cơ hội và triển vọng công việc của Chuyên gia phân tích rủi ro trong tương lai như thế nào?

Nhu cầu tuyển dụng vị trí Chuyên gia phân tích rủi ro trong các doanh nghiệp hiện nay gia tăng nhanh đến mức chóng mặt. Bởi các đơn vị này đang dần nhận ra tầm quan trọng của hoạt động đánh giá, kiểm soát rủi ro trong kinh doanh. Chính vì vậy, cơ hội dành cho các bạn tốt nghiệp ngành liên quan đến tài chính, ngân hàng, chứng khoán,… là rất lớn. Cụ thể, các cơ hội đó bao gồm:

  • Làm trong các doanh nghiệp với vai trò là phân tích dữ liệu thị trường, tình hình kinh doanh,…  
  • Làm việc tại bộ phận quản lý rủi ro ở các ngân hàng. Đảm nhận nhiệm vụ chính là quản trị rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường. 
  • Làm việc trong các công ty chứng khoán. Thực hiện vai trò phân tích thị trường dòng chảy, dự đoán rủi ro tài chính.
Chuyên gia phân tích rủi ro làm những công việc gì?
Chuyên gia phân tích rủi ro làm những công việc gì?

Mức thu nhập của Chuyên gia phân tích rủi ro là bao nhiêu?

Đối với vị trí Chuyên gia phân tích rủi ro, mức thu nhập được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung các ngành nghề. Tuy nhiên, tùy vào kinh nghiệm, trình độ cũng như doanh nghiệp mà các bạn có thể nhận được mức lương, thu nhập khác nhau. 

  • Sinh viên mới ra trường, còn thiếu kỹ năng và chưa có nhiều kinh nghiệm. Thu nhập sẽ khoảng từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. 
  • Nhân viên đã có 1 – 2 năm kinh nghiệm thì thu nhập sẽ khoảng 9 – 12 triệu đồng/tháng. 
  • Nhân viên có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên hoặc đạt đến trình độ chuyên viên. Thu nhập có thể từ 12 – 22 triệu đồng/tháng. 
  • Ngoài ra, nếu các bạn có năng lực và đạt đến cấp quản lý thì thu nhập sẽ cao hơn. Có thể lên đến 30 – 40 triệu đồng/tháng.

Kết luận

Trên đây là bản mô tả thông tin quan trọng về chuyên gia phân tích rủi ro rất chi tiết. Được Reviewedu tổng hợp mới nhất hiện nay. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc khi tìm kiếm việc làm, đối với những ai có nhu cầu tìm hiểu công việc.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *