Business Analyst là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Business Analyst là bao nhiêu?

Business Analyst

Hiện nay, Business Analyst dần được đánh giá cao và trở thành một trong những ngành hot nhất ở thời điểm hiện tại. Vậy bạn đã biết Business Analyst sẽ làm những công việc như thế nào chưa ? Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu những thông tin cần thiết về vị trí này nhé!

Business Analyst là gì?

Business Analyst (viết tắt là BA) là một chuyên viên phân tích kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu; phân tích thông tin kinh doanh; và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu suất hoạt động của công ty. Bên cạnh đó cũng tham gia thiết kế quy trình kinh doanh và phân tích dữ liệu. Để đưa ra quyết định xác định và dự báo cho sự phát triển của tổ chức.

Business Analyst là gì?
Business Analyst là gì?

Business Analyst làm những công việc gì?

Công việc của Business Analyst tập trung vào việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

  • Thực hiện việc nghiên cứu, phân tích và hiểu rõ yêu cầu kinh doanh từ các bộ phận khác trong công ty. Làm việc với các nhóm chức năng khác nhau để xác định các yêu cầu kỹ thuật và chức năng của hệ thống.
  • Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau và thực hiện phân tích để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty. Sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích dữ liệu để tạo ra các báo cáo và biểu đồ dữ liệu có ý nghĩa.
  • Dựa trên việc phân tích dữ liệu, Business Analyst đề xuất các giải pháp kinh doanh. Nhằm tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu suất của công ty. 
  • Hỗ trợ triển khai dự án, làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác nhau. Để đảm bảo rằng các yêu cầu kỹ thuật và chức năng được hiểu và thực hiện đúng trong quá trình triển khai.
  • Kết nối giữa các bộ phận trong công ty, tương tác với các nhóm chức năng khác nhau. Để hiểu và truyền đạt thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện việc đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty dựa trên các chỉ số kỹ thuật và kinh doanh. Đưa ra các báo cáo và đề xuất để cải thiện hiệu suất và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Mức lương của Business Analyst là bao nhiêu?

Theo kết quả khảo sát một số dữ liệu thống kê lương Business Analyst tại Việt Nam nhận thấy mức lương của Business Analyst cũng có sự chênh lệch theo cấp bậc.

  • BA mới vào nghề (0 – 1 năm kinh nghiệm): Giao động từ 7 – 12 triệu VNĐ/tháng.
  • Junior (1-2 năm kinh nghiệm): Giao động từ 12 – 20 triệu VNĐ/ tháng.
  • Senior (3-5 năm kinh nghiệm): Tùy từng công ty, mô hình hoạt động giao động từ 20 – 35 triệu VNĐ/tháng.
  • Business Analyst Manager tại các công ty, tập đoàn lớn, mức lương thường trên 50 triệu đồng / tháng. 

Mức thu nhập cao hay thấp thì đều nằm ở việc tích lũy kinh nghiệm của mỗi người. Điều đó sẽ được thể hiện rõ thông qua cách xử lý các vấn đề trong từng dự án.

Nghề Business Analyst có dễ xin việc hay không? 

Nghề Business Analyst có tỷ lệ tuyển dụng khá cao và cung cầu lao động trong lĩnh vực này thường ổn định. Xin việc trong vai trò Business Analyst có thể khá dễ dàng nếu bạn có đủ kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó bạn cần xây dựng thêm mạng lưới quan hệ trong ngành cũng như thường xuyên cập nhật kiến thức về ngành liên tục, từ đó bạn sẽ nắm bắt cơ hội việc làm tốt hơn.

Nghề Business Analyst có dễ xin việc hay không? 
Nghề Business Analyst làm việc gì? Có dễ xin việc hay không?

Cơ hội thăng tiến của Business Analyst trong tương lai như thế nào?

Cơ hội thăng tiến của Business Analyst rất đa dạng và phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và mục tiêu cá nhân. Sau khi có kinh nghiệm và thành thạo trong vai trò Business Analyst, bạn có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn hoặc những vị trí mà cá nhân bạn định hướng như: 

Senior Business Analyst

  • Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc lãnh đạo dự án, phân tích chiến lược kinh doanh và giao tiếp với các bên liên quan khác trong doanh nghiệp.
  • Nếu bạn có khả năng lãnh đạo và quản lý, bạn có thể tiến thẳng lên vị trí Business Analyst Manager. Vị trí này đòi hỏi bạn không chỉ có khả năng phân tích kinh doanh mà còn phải có khả năng quản lý nhóm, xây dựng chiến lược và hướng dẫn nhân viên dưới quyền.

Quản lý dự án

  • Với kinh nghiệm trong quản lý dự án và hiểu biết về quy trình kinh doanh thì bạn có thể chuyển sang vị trí Quản lý dự án. Công việc này có trách nhiệm điều hành và kiểm soát dự án, đảm bảo tiến độ, nguồn lực và chất lượng được duy trì.

Quản lý Chiến lược

  • Ở vị trí này, bạn sẽ tham gia vào việc định hình chiến lược kinh doanh, phân tích thị trường và cạnh tranh, và đưa ra các quyết định chiến lược để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Chuyên gia tư vấn

  • Ở vị trí này, bạn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn về phân tích kinh doanh, quản lý dự án và chiến lược cho các doanh nghiệp khác.

Kết luận

Trên đây là những thông tin hết sức hữu ích mà ReviewEdu muốn cung cấp đến bạn về vị trí Business Analyst. Hy vọng bạn sẽ có lộ trình học tập và phát triển triển thật hiệu quả để đạt được vị trí công việc mà mình mong muốn. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *