Tại Việt Nam ngành nghề Kỹ thuật Phục hồi chức năng đang ngày càng phát triển do nhu cầu của mọi người tăng cao. Do đó những người có ý định theo đuổi bác sĩ phục hồi chức năng thì cần tìm hiểu kỹ. Bạn đọc hãy cùng Reviewedu theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin tham khảo.
Phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng là một lĩnh vực quan trọng trong y khoa. Giúp cho người bệnh hồi phục lại tối đa chức năng cơ thể, những vùng bị tổn thương. Cải thiện tình trạng sức khỏe thông qua các biện pháp luyện tập, thay đổi môi trường. Bác sĩ phục hồi chức năng sẽ là người trực tiếp đảm nhiệm công việc này.
Mục đích chính của phương pháp này là làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và tàn tật. Từ đó, giúp người bệnh hội nhập hoặc tái hội nhập với xã hội. Những chức năng này có thể thuộc về chức năng thể chất hoặc tâm thần (khả năng nhận thức, tư duy,…).
Bác sĩ phục hồi chức năng là gì?
Họ là người theo dõi trong suốt quá trình vận dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người bệnh. Đảm bảo quy trình được diễn ra đúng quy định của bệnh viện và hướng dẫn, động viên bệnh nhân đúng theo kỹ thuật.
Bác sĩ phục hồi chức năng làm những công việc gì?
Công việc của bác sĩ phục hồi chức năng bao gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ khám cho người bệnh để bắt bệnh chính xác: Đây cũng là công việc được duy trì hàng ngày của một bác sĩ phục hồi chức năng.
- Đưa ra chỉ định điều trị cho người bệnh: Các kết luận và nhận định những vấn đề của người bệnh cần được xác định bởi bác sĩ phục hồi chức năng nên họ cần có trách nhiệm trong nghiệp vụ của mình.
- Kiểm tra chế độ chăm sóc của bệnh nhân: Bao gồm cả việc ăn uống, nghỉ ngơi, chỉ định về thuốc sử dụng trong điều trị.
- Kiểm soát tốt các chỉ định điều trị: Để nhận định mức độ phù hợp với người bệnh qua từng giai đoạn.
- Tiến hành tư vấn cho người bệnh: Họ sẽ là người đưa ra thông tin tư vấn phù hợp với người bệnh, người nhà bệnh nhân.
- Tham gia vào đào tạo nhân lực mới: Đảm nhận vai trò là người hướng dẫn, bác sĩ trị liệu để nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với việc truyền đạt kiến thức chuyên môn cho nhân sự mới hoặc sinh viên thực tập.
- Tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe y tế cho cộng đồng.
- Ngoài các nhiệm vụ chính ở trên thì bác sĩ phục hồi chức năng cũng cần tiến hành phẫu thuật nếu có lịch phân công của trưởng khoa.
- Tổng kết hồ sơ bệnh án đối với các trường hợp bệnh nhân chuyển viện hoặc ra viện.
Các hình thức phục hồi chức năng hiện nay là gì?
Sự phát triển của thời đại đã đem lại cho nền y tế nhiều đổi mới. Ngành y tế phục hồi chức năng đang được nâng cao và phát triển, hiện nay có những hình thức như:
Phục hồi tại viện cùng bác sĩ phục hồi chức năng
Là hình thức người bệnh đi đến trung tâm, bệnh viện để thực hiện liệu trình phục hồi chức năng. Đảm bảo quá trình điều trị phục hồi chức năng đầy đủ, chuyên sâu với mọi máy móc và trang thiết bị tại trung tâm trị liệu.
Nhược điểm của phục hồi tại viện là người bệnh sẽ phải đi đến nơi trung tâm/bệnh viện. Gây khó khăn cho người bệnh ở xa trung tâm/bệnh viện có phòng phục hồi chức năng; hạn chế khả năng hòa nhập cộng cồng của người bệnh.
Phục hồi ngoại viện
Phục hồi ngoại viện là hình thức mà các chuyên viên sẽ đến nơi ở của người bệnh, cùng với các máy móc, thiết bị chuyên dụng để thực hiện quá trình trị liệu.
Phương pháp này phù hợp với người tàn tật, khó khăn trong di chuyển đường xa. Tuy nhiên, việc di chuyển các máy móc thiết bị sẽ có những hạn chế nhất định do máy móc cồng kềnh, quá lớn; buộc các chuyên viên sẽ áp dụng phương pháp khác thay thế. Đây cũng chính là một nhược điểm cần cân nhắc của hình thức phục hồi ngoại viện.
Phục hồi tại cộng đồng
Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi. Cán bộ phục hồi chức năng sẽ giám sát và hướng dẫn người tàn tật, cùng người thân và kỹ thuật viên.
Hình thức phục hồi cộng đồng được đánh giá chất lượng phù với người bệnh. Vì đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như: hội nhập xã hội, vui chơi, học hành, lao động sản suất, gia tăng thu nhập,…
Ngoài ra, phục hồi chức năng trong cộng đồng cũng là hình thức có mức chi phí hợp lý nhất. Do vậy, phương pháp này thường được ưu tiên áp dụng cho người tàn tật. Từ đó giúp quá trình phục hồi đạt được hiệu quả cao.
Mức thu nhập của Bác sĩ phục hồi chức năng là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương cơ bản trung bình của ngành Phục hồi chức năng tại Việt Nam khá cao. Khoảng 7 – 15 triệu đồng/tháng. Nếu tính cả phụ cấp, thưởng, lương một tháng của kỹ thuật viên Phục hồi chức năng có thể lên đến 9 – 17 triệu đồng.
Ngoài các khoản lương chính, các kỹ thuật viên có thể tăng thu nhập bằng cách nhận điều trị tại nhà cho bệnh nhân. Thông thường thì lương điều trị ngoài giờ cũng tính theo trình độ chuyên môn và tay nghề của kỹ thuật viên.
- Với những kỹ thuật viên có tay nghề tốt thường nhận được 400.000 – 500.000 đồng/buổi.
- Còn với trình độ khá trở lên thì ít nhất cũng được 200.000 – 300.000 đồng/buổi.
Những yêu cầu nghề nghiệp đối với Bác sĩ phục hồi chức năng là gì?
Bác sĩ là nghề nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Cũng như tổng hợp các kỹ năng để phục vụ bệnh nhân tốt nhất. Một số yêu cầu như:
Giỏi chuyên môn
Để trở thành Bác sĩ giỏi, yêu cầu đầu tiên về kiến thức ngành Y phải nắm chắc. Ngành nghề này không chỉ đòi hỏi mỗi người phải vững kiến thức trên ghế nhà trường. Mà còn phải liên tục cập nhật những kiến thức mới kể cả sau khi đi làm.
Kỹ năng giao tiếp
Bác sĩ thường xuyên phải trao đổi thông tin với bệnh nhân. Nếu như thông tin không được diễn đạt chính xác sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, Bác sĩ phải có kỹ năng giao tiếp để truyền đạt rõ ý nhất cho bệnh nhân.
Biết lắng nghe
Bạn cần sự chu đáo, quan tâm, đồng cảm và kiên nhẫn. Để lắng nghe những gì bệnh nhân trao đổi để đưa ra biện pháp hợp lý .
Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp luôn được đề cao trong quá trình làm việc của Bác sĩ.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan về bác sĩ phục hồi chức năng. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ trả lời được bác sĩ phục hồi chức năng là ai? Làm những công việc như thế nào? Cũng như một số vấn đề liên quan. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của Reviewedu để không bỏ lỡ những điều hấp dẫn khác.