Trước khi bắt tay vào chinh phục ước mơ trở thành một Kỹ sư điện tử. Bạn buộc phải có đầy đủ kiến thức về nhóm ngành này. Ngoài việc nắm rõ nghề này là gì thì những đặc điểm, yêu cầu công việc và triển vọng của nghề này là điều bạn không được bỏ lỡ. Hãy cùng ReviewEdu khám phá những mô tả chi tiết nhất về công việc của một kỹ sư điện tử nhé!
Kỹ sư điện tử là gì?
Kỹ sư điện tử là những bậc thầy về điện, có kiến thức chuyên môn về điện và khả năng vận dụng chúng vào thực tiễn. Họ đảm nhiệm toàn bộ các công việc về điện: Từ điều phối, lắp đặt đường dây, kiểm tra giám sát. Đến sửa chữa bảo toàn những vấn đề về điện.
Không chỉ gói gọn trong lĩnh vực điện gia dụng. Các kỹ sư này còn là người thiết kế hệ thống điện cho phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, xe điện,…), phần cứng máy tính.
Kỹ sư điện tử làm những công việc gì?
Ở vị trí là một người Kỹ sư mảng điện tử. Bạn phải có một cách tổng quan nhất. Mô tả đặc điểm công việc của một kỹ sư bao gồm những hạng mục như sau:
- Khảo sát công trình và đưa ra phương án thiết kế mạng điện
- Thiết kế & thống kê lượng vật tư cần thiết
- Lập kế hoạch thi công hệ thống điện công trình
- Thực thi, quản lý và giám sát nhằm hoàn thiện dự án
- Bàn giao, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ. Kịp thời khắc phục nếu có sự cố
Những kỹ năng cần thiết để trở thành một Kỹ sư điện tử giỏi
Để trở thành một kỹ sư điện tài ba trong lĩnh vực này. Bạn cần đáp ứng được những yêu cầu:
- Có bằng kỹ sư hệ đại học chuyên ngành điện tử hoặc điện viễn thông. Tốt hơn nếu có thêm các chứng chỉ hành nghề nâng cao, bằng thạc sĩ.
- Kinh nghiệm làm việc thực tế tối thiểu 1-2 năm. Thành thạo các kỹ năng lắp ráp, vận hành bộ máy, điều phối điện,…
- Có khả năng làm việc dưới áp lực.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.
- Sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn tháo vát trong công việc.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tổ chức quản lý nhân sự,..
Những yêu cầu khi làm Kỹ sư điện tử gồm những gì?
Vậy để có thể trở thành một kỹ sư điện và nhận được mức lương hấp dẫn, bạn sẽ cần phải đáp ứng một số yêu cầu cũng như kỹ năng sau đây:
Các yêu cầu chuyên môn
Đây là một trong những yếu tố tiên quyết mà bạn cần phải đáp ứng để có thể làm kỹ sư điện. Bạn sẽ cần có bằng cấp liên quan đến công việc mà mình đang thực hiện. Hiện tại, có rất nhiều hệ đại học chuyên ngành điện tử, điện viễn thông. Bạn có thể theo học mà làm việc trong lĩnh vực này.
Cụ thể, bài kỹ năng và yêu cầu chuyên môn thường được các doanh nghiệp ưu tiên như:
- Có sự hiểu biết và kiến thức chuyên môn liên quan đến hệ thống mạch điện: Đọc thành thạo các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống điện cũng như các thiết bị điện.
- Kỹ năng lập trình hệ thống điện: Thường thì đây là một kỹ năng mà các kỹ sư muốn làm việc với những hệ thống điện tự động sẽ cần phải có. Kỹ năng này sẽ liên quan đến vấn đề lập trình hệ thống vi mạch điện tự động hóa cho doanh nghiệp.
- Có kiến thức liên quan đến pháp luật: Đặc biệt đối với những bạn thường xuyên làm việc liên quan đến đấu thầu và cung cấp điện, kiến thức Pháp Luật liên quan đến công việc của bạn sẽ bao gồm như luật doanh nghiệp, Luật xây dựng, luật đầu tư,…
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo đạc, tính toán điện năng.
Một số kỹ năng cần thiết khác
Bên cạnh yếu tố chuyên môn thì một kỹ sư điện. Bạn cũng cần phải có những kỹ năng như sau:
Khả năng tư duy logic
- Khi làm việc ở vị trí là một kỹ sư điện. Bạn sẽ thường xuyên phải giải quyết những vấn đề có liên quan đến máy móc, bị và các chi tiết. Do đó bạn sẽ cần phải có kỹ năng liên quan đến phân tích và tư duy logic. Để tránh các sai sót có thể gặp phải.
Có kỹ năng tổ chức, quản lý tốt
- Đa phần công việc của bạn sẽ thường xuyên phải làm việc với các dự án, công trình và cần phối hợp với nhiều đơn vị liên quan khác. Bên cạnh đó khối lượng công việc cũng sẽ rất lớn.
- Do đó kỹ năng quản lý và tổ chức tốt. Sẽ giúp bạn có thể sắp xếp được công việc một cách hợp lý hơn. Điều này cũng sẽ tránh việc bị chồng chéo công việc dẫn đến kém hiệu quả và chậm tiến độ.
Kỹ năng tương tác
- Đặc thù công việc của ngành kỹ sư điện là bạn sẽ thường xuyên làm việc với rất nhiều đối tác, bộ phận khác nhau. Do đó bạn cần có kỹ năng tương tác, giao tiếp và làm việc nhóm tốt. Nhóm kỹ năng này sẽ giúp cho bạn có thể làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn.
Mức lương của Kỹ sư điện tử là bao nhiêu?
Thu nhập của các kỹ sư điện tử vô cùng tương xứng với khối lượng công việc. Tuỳ thuộc vào trình độ và số năm kinh nghiệm. Mà mức lương nhóm ngành này có thể phân thành các bậc:
- Với kỹ sư mới ra trường: Từ 7-9 triệu đồng/tháng do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, một số doanh nghiệp nước ngoài có thể chi trả mức lương cao hơn (10-12 triệu đồng).
- Với kỹ sư có từ 1-2 năm kinh nghiệm: Đảm nhiệm vị trí chuyên viên thì mức lương từ 10-20 triệu đồng/tháng (Theo Salaryexplorer).
- Với kỹ sư có trên 3 năm kinh nghiệm: Đảm nhiệm các vị trí tư vấn viên, chuyên viên cấp cao hoặc quản lý đội nhóm thì sẽ là trên 20 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư điện tử có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm trong tương lai như thế nào?
Trong xã hội hiện đại, điện đã trở thành phần thiết yếu với cuộc sống con người. Chúng ta khó có thể duy trì ổn định kinh tế – xã hội nếu không có năng lượng điện. Dù là đường sá, xây dựng, công trình đến các khu dân cư thì điện đều là phần tất yếu. Nghề kỹ sư điện ngày càng trở nên cần thiết trong xã hội hiện nay.
Cùng thu nhập hấp dẫn thì triển vọng phát triển nghề này cũng ngày một rộng mở. Hiện nay, lượng cầu thị trường vẫn cao hơn lượng cung nghề điện mỗi năm. Vì thế, sẽ không khó để bạn xin việc sau khi ra trường.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích mà ReviewEdu muốn gửi đến bạn về ngành nghề Kỹ sư điện tử. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này để tham khảo và lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp nhé!