Hiện nay, có rất nhiều tổ hợp môn xét tuyển được mở rộng. Với mong muốn giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khối thi cũng như ngành học cho bản thân mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc có quá nhiều tổ hợp môn đã khiến không ít bạn học bị rối. Hoặc không nắm được thông tin các khối thi một cách chính xác nhất. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học khá mới mẻ và hấp dẫn, đó là A14. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu nhé!
Khối A14 là gì? Gồm những môn nào?
Theo như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khối thi A14 là tổ hợp thi của 3 môn thi chính bao gồm: Toán học, Địa lý, Khoa học tự nhiên.
Trong đó khoa học tự nhiên bao gồm các môn thi: Vật lý, Sinh học. Đây là một trong những khối thi mở rộng của khối A truyền thống.
Khối A14 xét tuyển ngành nào?
Dưới đây là tổng hợp tất cả các ngành khối A14. Các bạn thí sinh tham gia dự thi khối này cần phải có sự cân nhắc trong việc chọn ngành để có được công việc như ý sau khi ra trường.
Mã ngành |
Tên ngành |
52440221 | Khí tượng học |
52440228 | Hải dương học |
52440224 | Thủy văn |
52850197 | Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo |
Sau khi lựa chọn được ngành học phù hợp với mình. Thì bạn cũng phải lưu ý đến việc lựa chọn trường một cách hợp lý. Dưới đây là một số trường đào tạo khối ngành A14 bạn có thể tham khảo như sau:
Bí kíp ôn thi khối A14 đạt điểm cao
Đối với môn Toán
- Bạn nên thử sức làm đề thi Toán của những kỳ thi trước. Mỗi ngày làm khoảng một đến hai đề. Khi làm bài, bạn hãy cố gắng phân loại bài tập rõ ràng. Đương nhiên là dễ nên làm trước, khó làm sau. Riêng ở những câu khó, bạn cần đọc kĩ đề bài, cố gắng định hình xem nó thuộc dạng bài nào, những điều điều kiện, giả thiết trong đề bài tương đương với điều gì.
- Nếu đã nhìn thấy điểm mấu chốt của đề bài, bạn sẽ nghĩ ra hướng giải quyết nhanh chóng hơn.
Đối với môn Địa lý
- Khoanh vùng kiến thức cần ôn dựa trên đề thi tham khảo: Đây là bước đầu tiên bạn cần làm để xác định phạm vi kiến thức, sau đó hệ thống lại và đưa ra định hướng ôn tập.
- Kiểm tra lại kiến thức của bản thân: Với phạm vi kiến thức vừa xác định ở trên hãy rà soát lại xem bản thân bị thiếu hụt phần nào. Từ đó bổ sung thêm và hoàn thiện kiến thức
- Lập sơ đồ tư duy: Việc làm này sẽ giúp bạn dễ nhớ, dễ học hơn và tránh bỏ sót hay nhầm lẫn kiến thức.
- Học cách sử dụng Atlat Địa lý: Đây là cuốn tài liệu duy nhất được mang vào phòng thi vì vậy hãy học cách sử dụng và tận dụng triệt để nguồn tài liệu này. Atlat địa lý là một công cụ hữu hiệu trong cả quá trình ôn tập và làm bài thi, vì tất cả các địa danh, cách thể hiện biểu đồ , đối tượng địa lý, số liệu hay mối quan hệ giữa các đối tượng…. đều có trên Atlat và từ đó bạn có thể phân tích để tìm ra kiến thức, lý giải vấn đề.
- Học cách nhận diện và kỹ năng vẽ các loại biểu đồ: Trong đề thi chắc chắn sẽ có một câu về lập biểu đồ, do đó bạn cần học, rèn luyện kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ, những loại câu hỏi nào sẽ tương ứng với loại biểu đồ nào, học cách vẽ thành thạo các dạng biểu đồ như: đường, tròn, miền cột và kết hợp.
- Biết cách đọc và nhận xét biểu đồ/ bảng số liệu: Mỗi bảng số liệu sẽ yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ đều, phần này rất dễ lấy điểm vì vậy hãy rèn luyện thêm cả kỹ năng này nhé.
Vào thời điểm nước rút hãy tích cực luyện đề thường xuyên: Việc này sẽ giúp bạn có phản xạ tốt hơn khi làm bài thi, cũng như tổng ôn tập lại kiến thức môn Địa lý một lần nữa
Đối với môn Vật lý
- Cái khó của môn vật lý là các bạn phải hiểu được bản chất của những hiện tượng; thì mới có thể giải được bài tập một cách dễ dàng. Vì vậy, điều quan trọng khi ôn thi môn học này là phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Cũng như những công thức vật lý… Sau đó mới tiến đến luyện đề thi.
- Bên cạnh đó, các bạn cũng đừng quên nên chú tâm đến những bài tập mà thầy cô đã giao trên lớp. Tránh trường hợp học thuộc một cách thụ động. Và nhầm lẫn giữa những công thức với nhau. Rèn luyện kĩ năng bấm máy tính; có thể coi là một cách ôn thi cấp tốc mà em phải hết sức quan tâm. Cần phải rèn luyện thật nhiều để bạn có thể tính nhanh và chính xác; hạn chế bấm đi bấm lại nhiều lần giúp tiết kiệm thời gian.
Đối với môn Sinh học
- Tổng hợp kiến thức theo sơ đồ tư duy: Đây là một phương pháp học rất hiệu quả đối với môn Sinh học. Hình thành kiến thức trên những cành cây, mỗi nhánh là một ý. Thì khi nhìn vào bản sơ đồ việc nắm kiến thức sẽ dễ dàng hơn rất nhiều; và đi vào đầu một cách nhanh chóng. Với mỗi bài học bạn làm một sơ đồ tư duy. Thì đến khi ôn lại bài thì chỉ cần nhìn vào sơ đồ đó bạn có thể tổng hợp lại kiến thức.
- Không nên học “vẹt”: Sinh học là một môn có kiến thức lý thuyết khá nhiều. Vậy nên các bạn học sinh cần dành rất nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ học thuộc lòng. Học thuộc lòng tạo cho người người học tiếp cận kiến thức một cách thụ động. Có thể bạn thuộc làu những phần được hỏi khi được hỏi xuôi. Nhưng nếu hỏi ngược thì rất nhiều bạn rơi vào tình trạng khó khăn; vì không hiểu bản chất của vấn đề.
- Tái hiện lại kiến thức: Trên lớp ghi chép đầy đủ kiến thức và lắng nghe giáo viên giảng bài. Sau khi về nhà thì bắt đầu tái hiện lại kiến thức vừa học được. Đối với lý thuyết thì lập dàn ý chi tiết theo các ý chính còn đối với phần bài tập thì tiến hành làm lại. Cố gắng không nhìn vào đáp án của giáo viên. Trước khi bước vào buổi học sau thì lấy lại bài đọc lại một lần nữa để tái hiện lại kiến thức.
Học khối A14 có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Ngành Hải dương học
Một trong những ngành khoa học ngành Hải dương học được xem là ngành học mũi nhọn trong xã hội hiện nay. Thí sinh khi theo học ngành này sẽ được nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến biển đảo. Đây là một trong những lĩnh vực rất năng động giúp cho bạn có được việc làm ổn định trong tương lai. Khi tốt nghiệp ngành Hải Dương học các bạn có thể làm việc tại: Trung tâm; Viện nghiên cứu các đài; Trạm quốc gia của Tổng cục Khí tượng thủy văn; Trung tâm Khoa học tự nhiên; Công nghệ Quốc gia; Sở khoa học Công nghệ và môi trường.
Ngành học này chủ yếu phục vụ cho các ngành Kinh tế Xã hội và quốc phòng liên quan đến hải dương.
Ngành Khí tượng thủy văn
Đây là ngành học thí sinh sẽ nắm được những quy luật biến đổi của thời tiết. Như: Mưa gió, giông bão cùng các hiện tượng hạn hán, lũ lụt… Để từ đó đưa ra được những dự báo cùng các biện pháp phòng tránh những tác hai do những hiện tượng trên gây ra.
Trong quá trình học bạn sẽ được học 2 môn chính là thủy văn và khí tượng học… Khí tượng học còn được tìm hiểu về dự báo thời tiết, nhiệt độ, khí hậu … Còn thủy văn là được cung cấp cũng như tìm hiểu về sự vận động; phân phối và chất lượng của nước ở trên trái đất.
Tốt nghiệp ngành học này, các bạn sẽ được làm việc tại các Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn; Viện nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường;…
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo
Đối với ngành quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo. Bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về biển và hải đảo; để có thể đáp ứng được những kiến thức sau khi ra trường; đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Tư vấn, nghiên cứu và thiết kế các ngành quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo. Đồng thời xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của hải đảo và vùng biển.
Phân tích đánh giá, khảo sát, điều tra về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Xây dựng và hoạch định chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành để đảm bảo tài nguyên biển, hải đảo để khai thác và sử dụng hiệu quả. Tổ chức không gian và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội vùng biển, hải đảo. Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, hải đảo… Đánh giá được những hiện trạng như diễn biến tình trạng Môi trường và biển đảo. từ đó đưa ra những cảnh báo những tác động của môi trường.
Review khối A14
Trên đây là những thông tin về khối thi A14 hy vọng sẽ là những kiến thức giúp cho bạn lựa chọn được ngành học và ngôi trường phù hợp với bản thân trong tương lai. Đừng quên truy cập Reviewedu để tham khảo thêm thông tin về các khối khác nhé!