Những năm gần đây, trên thế giới xảy ra rất nhiều hiện tượng phun trào núi lửa. Đặc biệt là các siêu núi lửa phun trào ở các nước như Iceland, Hawaii. Vậy núi lửa là gì và nguyên nhân khiến núi lửa phun trào đến từ đâu? Các nhà khoa học mô tả hiện tượng núi lửa như thế nào? Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu nhé!
Núi lửa là gì? Các nhà khoa học mô tả hiện tượng núi lửa như thế nào?
Định nghĩa về núi lửa
Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh. Qua đó, vào từng thời kỳ các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Các khoáng chất này vẫn được gọi là dung nham. Dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, các khoáng chất này ở thể lỏng và có nhiệt độ có thể lên đến khoảng 700 °C đến 1.200 °C (1.300 °F đến 2.200 °F).
Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy.
Nguyên nhân hình thành núi lửa
Nguyên nhân hình thành núi lửa là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. Ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới dãy núi không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.
Những thảm họa xuất phát từ núi lửa
Động đất
Động đất thường xảy ra ở các vùng núi lửa và được gây ra ở đó, cả bởi các đứt gãy kiến tạo và sự di chuyển của magma trong núi lửa. Những trận động đất như vậy có thể đóng vai trò là một cảnh báo sớm về các vụ phun trào núi lửa, như trong vụ phun trào núi St. Helens năm 1980. Các trận động đất có thể đóng vai trò là điểm đánh dấu cho vị trí của magma chảy trong các ngọn núi lửa. Những vị trí này có thể được ghi lại bằng máy đo địa chấn và máy đo độ nghiêng (một thiết bị đo độ dốc mặt đất) và được sử dụng làm cảm biến để dự đoán các vụ phun trào sẽ xảy ra hoặc sắp xảy ra.
Núi lửa phun trào
Do sự dày mỏng trên bề mặt Trái Đất rất khác nhau; tại vị trí bề mặt Trái Đất có độ mỏng sẽ làm cho áp lực của dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá trên mặt đất, khi đó, núi lửa sẽ xảy ra hiện tượng phun trào. Khi núi lửa bắt đầu phun trào sẽ làm biến đổi các bề mặt địa hình như dung nham núi lửa sẽ quánh lại, khi đó sẽ hình thành các dạng địa hình như vòm thoải cao nguyên hay lớp phủ dung nham. Ngoài ra, núi lửa phun trào còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người như khi mà núi lửa phun lên mặt đất với số lượng dung nham lớn với tốc độ nhanh, sẽ tiêu diệt các vật thể sống, gây thiệt hại về người và tài sản cho các vùng lân cận. Ngoài ra, tro bụi và dung nham của núi lửa gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới hệ hô hấp của con người, động vật. Các hoạt động giao thông, sản xuất, hoạt động nông nghiệp cũng sẽ bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm, kinh tế của người dân. Núi lửa phun trào còn có thể gây ra hiện tượng mưa axit.
Bụi núi lửa
Tro núi lửa (hay còn được gọi là bụi núi lửa) bao gồm những mảnh vụn núi lửa (tephra) nhỏ, chúng là các đá và thủy tinh ở dạng bột được tạo ra từ các vụ phun trào núi lửa, có đường kính nhỏ hơn 2 milimet (0,079 in). Tro núi lửa có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và hoạt động của máy móc, như các đám mây tro núi lửa có thể gây nguy hiểm đối với máy bay và làm thay đổi kiểu thời tiết.
Tro núi lửa lắng đọng trên bề mặt đất làm phá hủy hệ sinh thái địa phương, cũng như làm đổ mái của các công trình. Tuy nhiên, theo thời gian, tro này là cho đất thêm màu mỡ. Khi lắng đọng và được nén chặt, chúng tạo thành loại đá gọi là tuff. Theo thời gian địa chất, việc phóng thích một lượng lớn tro có thể tạo thành các vòm tro núi lửa.
Ngoài những mối nguy hiểm mà tro núi lửa gây ra thì bên cạnh đó, tro núi lửa còn có công dụng làm đẹp như cải thiện đàn hồi cho da, làm mờ các vết thâm và làm sạch dầu nhờn, bụi bẩn.
Những miệng núi lửa nguy hiểm nhất thế giới
Những núi lửa đang hoạt động là những mối nguy hiểm rình rập; mà chúng ta không thể biết được khi nào nó sẽ diễn ra; và tàn phá cuộc sống của người dân. Sau đây là một số núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới vẫn còn đang hoạt động và được dự báo sẽ phun trào trong tương lai:
Núi lửa Cotopaxi ở Ecuador
Cotopaxi là một trong những ngọn núi lửa cao nhất thế giới với chiều cao gần 6.000m. Đây cũng là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất của Ecuador; và đã có hơn 50 vụ phun trào xảy ra kể từ thế kỷ 16. Vụ phun trào năm 1877 là vụ dữ dội nhất; tạo ra những dòng dung nham nóng bỏng chảy xa tới 100km từ núi lửa. Vì núi lửa nằm gần một khu vực đông dân cư của Ecuador; hậu quả sẽ rất tàn khốc nếu nó thực sự phun trào một lần nữa.
Núi lửa Vesuvius ở Italy
Lần phun trào cuối cùng của núi lửa này được biết là vào năm 1944. Trước đó đã có rất nhiều vụ phun trào trong suốt 17.000 năm; và dòng dung nham có thể đạt tốc độ lên đến 700km/h; phá huỷ nhiều khu vực lân cận. Vì đây là núi lửa rất gần khu vực dân cư đông đúc. Nên chính phủ đã làm tất cả mọi thứ để chuẩn bị cho lần phun trào diễn ra trong tương lai.
Núi lửa Mayon ở Philippines
Mayon là một trong những núi lửa khét tiếng nhất trong số những núi lửa đang hoạt động ở Philippines; với độ cao hơn 2.400m. Núi lửa này liên tục phun trào; làm cho người dân ở khu vực gần đó phải sơ tán. Trong lịch sử, lần phun trào dữ dội nhất của núi lửa Mayon đã giết chết hơn 1.200 người.
Kết luận
Như vậy, Reviewedu đã cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về mô tả hiện tượng núi lửa; và những hiểm hoạ mà núi lửa có thể gây ra. Các bạn cần chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để có thể đề phòng thảm họa núi lửa; nếu có đến du lịch tham quan những quốc gia có núi lửa vẫn còn đang hoạt động nhé.
Xem thêm:
Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường? Những lợi ích của việc bảo vệ môi trường
Ngành Công an thi khối nào? Ngành Công an cần học những môn gì?
Trường Đại học Văn Lang cơ sở 3 đào tạo những ngành nghề nào? Cơ sở vật chất có tốt không?
HIV/AIDS là gì? Cách phòng chống HIV/IDS? Là học sinh cần làm gì để phòng chống HIV/AIDS