Trong tất cả những gì tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho con người trên toàn thế giới. Có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá mà người dân ở đất nước nào cũng mong muốn nhất. Ngay từ trên ghế nhà trường, các em đã được giảng dạy như thế nào là hòa bình? Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Là một học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình? Cùng ReviewEdu.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Hòa Bình là gì? Ý nghĩa thật sự của hòa bình là như thế nào?
Đa số mọi người thường nghĩ rằng hòa bình chỉ đơn giản là không có chiến tranh. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Hòa bình còn là một cuộc sống hòa thuận và không có sự đấu đá cạnh tranh tiêu cực lẫn nhau. Nếu tất cả mọi người dân trên một đất nước được bình yên và không đấu tranh, mẫu thuẫn đấu đá lẫn nhau. Thì đó sẽ là một đất nước hòa bình.
Ý nghĩa thật sự của hòa bình là sự ổn định lâu dài và ít biến động xấu của một xã hội, một quốc gia, hay toàn thế giới. Là nền tảng của sự hạnh phúc và là gốc rễ của sự thịnh vượng an khang. Một nơi hòa bình là nơi không chiến tranh, không xung đột, không đói nghèo là mục tiêu chung mà tất cả nhân loại hướng đến. Hòa bình trở thành sợi dây kết nối cả thế giới lại với nhau.
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Chiến tranh được xem là “kẻ thù số 1” của sự hòa bình. Quốc gia nào có chiến tranh thì sợi dây kết nối thế giới sẽ không len lỏi được đến quốc gia đó. Vậy, để tạo nên hòa bình ở nơi có chiến tranh thì không còn cách nào khác ngoài việc ngăn chặn chiến tranh trước khi nó diễn ra.
Để ngăn chặn được chiến tranh, chúng ta cần phải biết được đâu là nguyên nhân dẫn đến thứ phá hoại hòa bình này nhé! Dưới đây là những nguyên nhân chính gây xung đột dẫn đến chiến tranh.
Lợi ích kinh tế
Vào thời kỳ công nghiệp hóa, sự tham lam về lợi ích của một quốc gia có thể dẫn đến chiến tranh như tài nguyên hay lương thực. Hiện nay, khoáng sản, dầu mỏ, nguyên vật liệu là những điều mà gây nên những cuộc chiến.
Lợi ích lãnh thổ
Do sự thèm khát thuộc địa của các nước lớn. Với mong muốn bành trướng lãnh thổ, khẳng định vị thế trên toàn thế giới hay gây chiến vì một khu vực có lợi thế về quân sự. Mặc khác các nước bị chèn ép lãnh thổ cũng sẽ gây nên chiến tranh.
Tôn giáo
Sự khác biệt tín ngưỡng trên cùng một khu vực hay đất nước cũng sẽ thắp nên ngọn lửa chiến tranh bất cứ lúc nào. Đây là nguyên nhân chiến tranh đã có từ thời xa xưa và vẫn cháy âm ỉ cho đến hiện tại.
Chủ nghĩa dân tộc
Chính sự quan điểm khác biệt về chính sách xây dựng đất nước. Mà con người thường xuyên đấu đá, bài trừ lẫn nhau để đề cao quan điểm xây dựng đất nước của họ.
Sự trả thù
Sự trả thù là cảm xúc bị dồn nén khi thua cuộc hay bại trận. Điều này sẽ thúc đẩy những âm mưu nguy hiểm thành sự thật. Và đây cũng là nguyên nhân sâu xa của Thế chiến II. Khi mà Đức trả thù vì đã bại trận ở Thế chiến I.
Cách mạng
Đây là nguyên nhân xảy ra khi phần đông người dân hay 1 số bộ phận không hài lòng hay cảm thấy bất công với đường lối lãnh đạo của một cá nhân hay tổ chức cầm quyền đất nước. Cách mạng có thể dễ dàng chuyển thành một cuộc nội chiến nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng.
Lý do và tầm quan trọng của hòa bình
Như đã nói phía trên, hòa bình là bình đẳng, tự do, không có xung đột hay chiến tranh… Tầm quan trọng của sự hòa bình không thể kể hết được bằng lời. Vì hai chữ “hòa bình” mà cha ông ta ở các thế hệ trước đã dùng xương máu dành giật để có được. Bao nhiêu con người đã hy sinh trên chiến trường; những người vợ xa chồng; những đứa trẻ ngây thơ mồ côi cha mẹ; những ông bà lão đứng trước ngõ đợi đứa con mãi mãi không về,…
Đúng vậy, để tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn với ông cha ta để chúng ta có được cuộc sống yên bình như bây giờ, thì chúng ta phải ra sức bảo vệ sự hòa bình ấy bằng bất cứ giá nào.
Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
Bảo vệ hòa bình, nghe như là một vấn đề lớn mang tính quốc gia hay thế giới. Chỉ cần những hành động nhỏ mà học sinh có thể làm sau đây cũng có thể góp phần thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất. Không những thế nó còn thay đổi nhận thức của chúng ta sau này.
Trong tình hình hiện tại
- Giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và những khi khó khăn.
- Chung sống chan hòa với mọi người xung quanh.
- Chủ động hòa giải những hành động bạo lực, bất đồng,…
- Tôn trọng người khác, không miệt thị che bai.
- Không gây gổ, đánh nhau khi xảy ra xích mích.
- Hưởng ứng các phong trào, nâng cao nhận thức bảo vệ hoà bình.
Trong tương lai
- Hưởng ứng các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống lại các hoạt động chiến tranh.
- Vươn mình ra thế giới, giao lưu xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè quốc tế.
- Thực hiện nghĩa vụ khi hòa bình của đất nước bị đe dọa.
- Dạy những điều hay lẽ phải về hòa bình cho các thế hệ sau này.
Bản thân cần làm gì để duy trì và bảo vệ hòa bình
Đối với bản thân mỗi chúng ta, để duy trì và bảo vệ hòa bình thì trước tiên phải tiếp thu các kiến thức lịch sử, có tinh thần yêu nước và chán ghét chiến tranh. Điều đó sẽ trở thành tiền để phát triển nhân cách con người chúng ta sau nay. Vì càng hiểu rõ về sự khó khăn như thế nào để có được hòa bình, thì chúng ta sẽ càng tìm mọi cách để duy trì và bảo vệ nó. Đồng thời có trách nhiệm hơn truyền lại ý chí bảo vệ hòa bình cho các thế hệ sau này.
Kết Luận
Giá trị của hòa bình là thứ không gì có thể sánh được. Con người chúng ta thực sự có đầy đủ quyền tự do sống, được tôn trọng và bảo vệ thì luôn xuất hiện hai chữ hòa bình. Hòa bình là sợi dây liên kết giữa con người với con người, quốc gia với cả thế giới. Hãy ra sức gìn giữ và bảo vệ như cách bạn trân trọng cuộc sống của chính mình.
Xem thêm:
Muốn làm luật sư thì học luật cần giỏi môn gì? Ngành luật nên theo học tại trường nào là tốt nhất
Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì? Những lý do nên chọn học ngành diễn viên
Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường? Những lợi ích của việc bảo vệ môi trường
Ngành Công an thi khối nào? Ngành Công an cần học những môn gì?
Trường Đại học Văn Lang cơ sở 3 đào tạo những ngành nghề nào? Cơ sở vật chất có tốt không?