Có thể bạn chưa biết, Ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt là ngành khoa học nghiên cứu các hệ thống nhiệt công nghiệp, nhiệt điện, hệ thống sấy, lạnh, điều hòa không khí,… Ngành học này tạo ra cơ hội việc làm cho các kỹ sư mới ra trường tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hóa chất, dệt may và xi măng. Vậy ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt là gì?
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thời đại 4.0 hiện nay thì ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt lại càng trở nên quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và đời sống xã hội. Kết quả của ngành này chính là sự thành công lớn sau một quá trình dài thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Điều này chứng tỏ rằng, năng lượng nhiệt có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các quá trình sản xuất ra điện.
Ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt (tiếng Anh: Heat Engineering hay Thermal Engineering) là ngành học nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Các ứng dụng này để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt, lạnh, phục vụ cho nhu cầu con người và trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Ngành học này đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế, chế tạo, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: Kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng,…
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí, hệ thống nhiệt lạnh công nghiệp, nhiệt công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, cũng như các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, các bạn còn được nâng cao kiến thức về thu hồi nhiệt tải, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng.
Các khối thi vào ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt là gì?
Mã ngành là 7520115
Để theo học ngành này, bạn có thể đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- Khối A00: Toán học – Vật lý – Hóa học
- Khối A01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh
- Khối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
- Khối C01: Ngữ văn – Toán học – Vật lý
- Khối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh
- Khối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
- Khối D90: Toán học – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
Điểm chuẩn của ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt của các trường đại học trong năm 2020 dao động từ 15 đến 25,8 điểm tùy theo xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ.
Các trường nào đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt?
Dưới đây là các trường đại học tuyển sinh trong năm 2020.
Hệ đại học
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học Hàng Hải
- Đại học Công nghệ Đông Á
- Đại học Điện Lực
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng
- Đại học Vinh
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa TPHCM
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Công nghiệp TPHCM
- Đại học Nông lâm TPHCM
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM
Hệ cao đẳng
- Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
- Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội
- Cao đẳng Công nghiệp Nam Định
- Cao đẳng Công thương TPHCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt?
Để học tập và thành công trong lĩnh vực này, người học cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Có niềm đam mê với nghề.
- Biết ứng dụng các kiến thức về toán học, công nghệ và kỹ thuật vào trong công việc.
- Có kỹ năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả; vận dụng kỹ thuật.
- Kỹ năng về vận hành, kiểm toán, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các thiết bị, hệ thống.
- Kỹ năng quản lý, thiết kế, giám sát – thi công các hệ thống lạnh.
- Kỹ năng xác định, tính toán và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.
- Có kỹ năng phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh.
- Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá.
- Kỹ năng cải tiến nâng cao hiệu quả, sử dụng các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh.
- Kỹ năng tin học, lập trình.
Học công nghệ kỹ thuật nhiệt ra làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể làm việc trong các nhà máy công nghiệp như nhà máy giấy, thực phẩm, dệt may, các xưởng đông lạnh, nhà máy chế biến đường hay các công ty điện lạnh. Cụ thể như sau:
- Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hóa chất, dệt may, xi măng…
- Kỹ sư vận hành các nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hoà không khí.
- Kỹ sư nghiên cứu tại nhà máy chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản, ngành công nghiệp khác như: xây dựng, dịch vụ khách sạn, ngành chế tạo ô tô, tàu thủy…
- Cán bộ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng.
- Giảng dạy tại trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan.
Mức lương dành cho ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt là bao nhiêu?
Sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu sống ngày càng tăng cao của xã hội đang tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ. Hầu hết, sinh viên theo học ngành này đều có việc làm và mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.
Vị trí kỹ sư cơ điện, kỹ sư mô phỏng, kỹ sư nhiệt lạnh mức thu nhập có thể từ 12 đến 15 triệu đồng/tháng. Với sinh viên mới ra trường thì mức lương phổ biến từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Đối với các kỹ sư có kinh nghiệm thì mức lương họ nhận được có thể lên tới 20 triệu/tháng. Tùy vào năng lực của mỗi người mà mức lương này sẽ khác nhau.
Những lý cho nên chọn học Ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt
- Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế sản xuất 4.0: Đóng vai trò then chốt cho quá trình định hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như ngành chế biến nông lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm.
- Có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn: hiện nay, nhu cầu về nhân lực ngành này khá lớn và các bạn chưa tốt nghiệp vẫn có thể có việc làm. Các bạn có thể ứng tuyển tại nhà máy giấy, chế biến thực phẩm, dệt may, mía đường,… Bên cạnh đó, cũng có thể làm trong các nhà máy đông lạnh, nhà máy nhiệt điện,…
- Mức thu nhập khá cao: Khi mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương khởi điểm từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Sau 1-2 năm, mức thu nhập sẽ tăng lên mức 12-16 triệu đồng. Và với kinh nghiệm trên 3 năm, mức lương sẽ rơi vào khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng
Kết luận
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những thông tin liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt. Chúc các bạn lựa chọn được ngành phù hợp với bản thân và thành công trong cuộc sống.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công nghiệp TP HCM (IUH) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng (UTE) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Vinh mới nhất
các khối thi của ngành này?
Để theo học ngành này, bạn có thể đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:
Khối A00: Toán học – Vật lý – Hóa học
Khối A01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh
Khối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
Khối C01: Ngữ văn – Toán học – Vật lý
Khối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh
Khối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
Khối D90: Toán học – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
Để theo học ngành này, bạn có thể đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:
Khối A00: Toán học – Vật lý – Hóa học
Khối A01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh
Khối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
Khối C01: Ngữ văn – Toán học – Vật lý
Khối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh
Khối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
Khối D90: Toán học – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh nha bạn
học kỹ thuật nhiệt ra trường sữa chữa điều hoà được không ạ