Ngành thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, ngành mà tính cần thiết, quan trọng và bền vững của nó được minh chứng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia giáp biển, trong đó có Việt Nam. Nó cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho nhiều quốc gia trên trái đất. Do vậy, ngành khai thác thủy sản hiện nay đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ quý phụ huynh và các bạn học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn khá thắc mắc về thông tin ngành học này như ngành này là gì? Học trường nào? Cơ hội việc làm ra sao? Để có thêm những thông tin về ngành khai thác thủy sản, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Ngành khai thác thủy sản là gì?
Khai thác thủy sản (KTTS) là những hoạt động của con người, thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và những biện pháp khai thác nguồn lợi thủy sản sao cho đảm bảo được nguồn tài nguyên biển cũng như cuộc sống ổn định của ngư dân.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ có khả năng vận dụng được các kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản và lý thuyết khai thác thủy sản để giải quyết các tình huống cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn, có được kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất, thiết kế, chế tạo các ngư cụ. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể nghiên cứu đánh giá, tổ chức thăm dò và dự báo khai thác thủy sản, có kỹ năng hàng hải và vận hành các hệ thống kỹ thuật trên tàu, hiểu biết về công tác an toàn sản xuất.
Các khối thi vào ngành khai thác thủy sản là gì?
Mã ngành: 7620304
Ngành Khai thác thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau: A00, A01, B00, D07.
- A00: Toán học – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh
- B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
- D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?
Năm 2020, điểm chuẩn ngành Khai thác thủy sản là 15 điểm. Số điểm có thể sẽ dao động tại năm 2021 đối với phương thức xét tuyển của từng trường, thí sinh nên theo dõi thêm thông tin trên các trang tuyển sinh của các trường để có được những cập nhật chính xác.
Các trường nào đào tạo ngành Khai thác thủy sản?
Hiện nay, Ngành khai thác thủy sản chỉ có trường Đại học Nha Trang đào tạo và giảng dạy.
Chương trình đào tạo ngành KTTS tại trường Đại học Nha Trang được xây dựng với sự tư vấn của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Khi học tại đây, sinh viên sẽ được hướng dẫn, tạo điều kiện để phát huy tốt nhất khả năng của mình, các bạn sẽ có cơ hội được thực hành tại các phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất, làm việc với các ban ngành liên quan: Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Viện Nghiên cứu Hải sản, cảng biển, cảng cá, cảng vụ hàng hải, các doanh nghiệp vận tải biển, v.v
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Việc bạn có phù với với ngành KTTS tùy thuộc vào sự cố gắng, chăm chỉ của bản thân cũng như các yếu tố sau:
- Thích nghiên cứu, tìm hiểu về các sinh vật sống dưới nước
- Có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu công việc
- Có khả năng ghi nhớ và nhận biết tốt các loài vật dưới nước
- Khả năng tư duy, làm việc nhóm
- Luôn chủ động, sáng tạo trong công việc
- Chịu được áp lực công việc
- Khả năng xử lý tình huống tốt
- Trí nhớ tốt
- Có khả năng đánh giá, tổ chức thăm dò và dự báo khai thác thủy sản
- Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi hải sản
Học ngành Khai thác thủy sản cần học giỏi môn gì?
Để có thể theo học ngành này, sinh viên cần học giỏi các môn tự nhiên, xã hội: sinh học, địa lí, toán học,… Cụ thể:
- Địa lý: Nắm vững kiến thức địa lý sẽ giúp chúng ta dễ dàng quan sát cũng như xác định được phương thức đánh bắt phù hợp,… đem lại hiệu quả cao về số lượng, năng suất đánh bắt.
- Sinh học: giỏi sinh học cũng chính là một điểm cộng khi theo học ngành này, người học có thể biết được hệ sinh thái, môi trường sống của sinh vật dưới nước. Từ đó có thể khoanh vùng được những khu vực cần khai thác.
- Toán học: Môn học giúp tăng khả năng tư duy logic, xử lý vấn đề trong suốt quá trình học tập và làm việc.
- Tiếng anh: Là môn học cần đầu tư bài bản, sinh viên sẽ được tiếp cận với các giáo trình, tài liệu từ những quốc gia có nền khoa học tiên tiến để cải thiện vốn kiến thức của bản thân.
Cơ hội việc làm của ngành Khai thác thủy sản như thế nào?
Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học và đào tạo ngành Khai thác thủy sản sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu công việc cho các bạn. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp có thể công tác hay làm việc tại một số đơn vị như:
- Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Vụ Khai thác Thủy sản và Vụ Bảo tồn và Phát triển NL Thủy sản
- Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
- Các trường cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu thủy/hải sản
- Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản
- Các phòng: Nông nghiệp và PT Nông thôn.
- Các công ty: Sản xuất và kinh doanh ngư cụ, xuất và nhập khẩu thủy sản, máy khai thác, thiết bị điện tử hàng hải và tàu cá, hoa tiêu, bảo hiểm, vận tải biển…
- Các trung tâm: Tìm kiếm cứu nạn hàng hải, khuyến nông (khuyến ngư), quản lý khai thác các công trình thủy sản, đăng kiểm tàu cá
- Cảng vụ hàng hải, cảng biển, cảng cá
Mức lương dành cho người làm ngành Khai thác thủy sản là bao nhiêu?
Tùy vào vị trí cũng như khu vực làm việc mà những người công tác trong ngành sẽ có mức lương khác nhau, dao động từ 7 – 13 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người làm việc cho các công ty khai thác thủy sản tại nước ngoài, các công ty liên doanh mức lương có thể cao hơn, trong khoảng 15 – 25 triệu VNĐ/tháng.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn và quý bậc phụ huynh một số thông tin liên quan đến ngành khai thác thủy sản. Chúc các bạn sớm có những định hướng riêng cho bản thân mình.
khối nào có xét tuyển
Hiện có các khối sau đây:
A00: Toán học – Vật lý – Hóa học
A01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh
B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
có trường nào đào tạo chưa
Dạ hiện có các trường sau ạ:
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM)
Trường Đại học Trà Vinh
Trường Đại học Sài Gòn
ngành mới phải không
Không nha bạn