Ngành Kinh tế quốc tế là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Kinh tế quốc tế

Hiện nay, hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế đang dần trở thành xu hướng dẫn đầu. Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia cũng đang trong “cơn sốt” mở rộng thị trường kinh doanh tại nhiều quốc gia. Vì vậy, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế (KTQT) ngày càng tăng cao. Vậy thì, ngành này học gì? Cơ hội việc làm và đãi ngộ dành cho sinh viên tốt nghiệp như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.

Ngành Kinh tế quốc tế là học gì?

Ngành Kinh tế quốc tế
Ngành học này là gì?

Kinh tế quốc tế (International Economics) là một bộ môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc khối ngành Kinh tế. Chương trình đào tạo ngành KTQT cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam, v.v.

Các khối thi vào ngành Kinh tế quốc tế là gì?

Các cơ sở đào tạo Kinh tế quốc tế trên cả nước thường xét tuyển những khối thi sau đây:

  • Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
  • Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
  • Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
  • Khối C01: Ngữ Văn, Toán Học, Vật Lý
  • Khối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh
  • Khối D03: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Pháp
  • Khối D06: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nhật
  • Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
  • Khối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh
  • Khối D10: Toán Học, Địa Lý, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế là bao nhiêu?

Ngành KTQT thường tuyển sinh bằng hình thức xét điểm thi THPTQG. Điểm chuẩn để vào ngành này tại các trường thường dao động từ 15 điểm đến 34 điểm. Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo còn đặt ra một vài tiêu chí phụ trong khi tuyển sinh. Vì vậy, các thí sinh cần lưu ý các tiêu chí này để tránh thiếu sót không đáng có trong hồ sơ. Sau đây là một số tiêu chí phụ thường gặp:

  • Điểm tiếng Anh hệ số 2
  • Điểm Toán ≥ 8.6

Các trường nào đào tạo ngành Kinh tế quốc tế?

Sau đây là danh sách các trường đào tạo Kinh tế quốc tế trên toàn quốc:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Ngoại Thương (cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Thương mại

Khu vực miền Trung

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế Huế
  • Đại học Phú Xuân

Khu vực miền Nam

  • Đại học Ngoại thương (cơ sở TP.HCM)
  • Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Kinh tế – Tài chính
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng

Liệu bạn có phù hợp với ngành Kinh tế quốc tế?

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành KTQT, bạn sẽ cần có những tố chất sau:

Ngành Kinh tế quốc tế
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Khả năng làm việc dưới áp lực cao

Thông thường, sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại các vị trí quan trọng trong các công ty đa quốc gia. Vì thế, sinh viên cần chuẩn bị sẵn tinh thần làm việc với khối lượng công việc khổng lồ.

  • Linh hoạt, quyết đoán trong công việc

Môi trường làm việc của ngành KTQT là thị trường thương mại quốc tế với nhiều biến động mỗi ngày. Vì vậy, sự quyết đoán là không thể thiếu.

  • Đam mê kinh doanh

Đây là một lĩnh vực đầy áp lực. Nếu bạn muốn làm việc lâu dài trong lĩnh vực này, bạn sẽ cần có niềm đam mê mãnh liệt với nghề.

Học ngành Kinh tế quốc tế cần giỏi môn gì?

Kinh tế quốc tế là một bộ phận thuộc khối ngành Kinh tế, vì thế hầu hết các khối thi xét tuyển ngành này đều có môn Toán. Ngoài ra, ngành Kinh tế quốc tế cũng rất chú trọng các môn ngoại ngữ. Trong quá trình học tập và làm việc, sinh viên của ngành sẽ cần sử dụng ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu hoặc giao tiếp với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp. Nếu bạn yêu thích ngành Kinh tế quốc tế, bạn nên đầu tư nhiều hơn cho môn Toán và các môn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Kinh tế quốc tế như thế nào?

Nhờ vào nhu cầu xây dựng và phát triển của các công ty thương mại quốc tế, cơ hội việc làm dành cho sinh viên KTQT đang ngày càng rộng mở. Sau đây là một số vị trí công tác cụ thể:

Ngành Kinh tế quốc tế
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế
  • Chuyên gia nghiên cứu thị trường
  • Chuyên gia marketing quốc tế
  • Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng
  • Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế
  • Chuyên gia xúc tiến thương mại
  • Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
  • Giảng viên kinh tế quốc tế

Mức lương dành cho ngành Kinh tế quốc tế như thế nào?

Đi cùng với thị trường việc làm đa dạng, sôi động của ngành Kinh tế quốc tế là mức lương vô cùng hấp dẫn. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:

  • Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không – 12 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên xuất nhập khẩu – 20 triệu đồng/tháng
  • Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế – 25 triệu đồng/tháng
  • Chuyên gia nghiên cứu thị trường – 25 triệu đồng/tháng
  • Chuyên gia marketing quốc tế – 30 triệu đồng/tháng
  • Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng – 35 triệu đồng/tháng
  • Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế – 40 triệu đồng/tháng
  • Chuyên gia xúc tiến thương mại – 30 triệu đồng/tháng
  • Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế – 40 triệu đồng/tháng
  • Giảng viên kinh tế quốc tế – 12 triệu đồng/tháng

Kết luận

Mặc dù ngành Kinh tế quốc tế có chương trình học tương đối nặng nề cũng như yêu cầu công việc khắt khe, mức thu nhập và đãi ngộ dành cho người làm ngành này là hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra. Khi theo đuổi ngành này, bạn có thể tăng thu nhập gấp nhiều lần sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm và trau dồi năng lực tiếng Anh. Nếu bạn có đam mê với công việc kinh doanh và muốn theo đuổi sự tự do tài chính trong tương lai, ngành Kinh tế quốc tế là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *