Khi nhắc tới danh sách ngành học mang tính đặc thù trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên, chúng ta không thể không nhắc tới ngành vật lý nguyên tử và hạt nhân – một trong những lĩnh vực có tầm quan trọng không nhỏ tới sự ổn định, hòa bình không chỉ của một hay vài quốc gia, mà là của cả thế giới. Bài viết sau xin cung cấp tới bạn đọc một số thông tin bổ ích và khách quan liên quan tới ngành này. Thông qua bài viết này, các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi THPTQG cũng sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về ngành học để rồi sau đó xem xét, cân nhắc và đưa ra lựa chọn cho bản thân một cách đúng đắn.
Ngành vật lý nguyên tử và hạt nhân là gì?
Vật lý nguyên tử (tiếng Anh: Atomic Physics) là lĩnh vực thuộc vật lý học, chuyên nghiên cứu các nguyên tử như một thể cô lập của các electron và một hạt nhân nguyên tử. Nó chủ yếu tập trung đến cấu hình electron xung quanh nhân và quá trình làm những cấu hình này thay đổi. Thuật ngữ Vật lý nguyên tử thường gắn liền với năng lượng hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà Vật lý làm rõ Vật lý nguyên tử – việc nghiên cứu các nguyên tử như là một hệ thống bao gồm một hạt nhân và electron. Trong khi đó, Vật lý hạt nhân thì vốn chỉ nghiên cứu riêng hạt nhân nguyên tử.
Các sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được cung cấp nhiều thông tin, kiến thức về cấu trúc nguyên tử, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, tác dụng của từ trường, điện trường lên phổ năng lượng nguyên tử, quá trình hấp thụ và bức xạ của nguyên tử… Trong phần hạt nhân, người học sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về hạt nhân, lực hạt nhân, sự biến đổi phóng xạ, phản ứng hạt nhân, năng lượng hạt nhân và ứng dụng hạt nhân…
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành vật lý nguyên tử và hạt nhân là gì?
Tính tới thời điểm hiện tại, chuyên ngành này ở Việt Nam tập trung chủ yếu đào tạo các cán bộ của ngành hoặc những nhà nghiên cứu, thạc sĩ, tiến sĩ công tác tại các cơ quan chuyên môn. Do đó, tùy theo cơ sở đào tạo mà yêu cầu đầu vào sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo ngành học này tại Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam hoặc trường đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Các ngành liên quan đến vật lí học?
Hiện nay, những ngành liên quan đến vật lý học được đào tạo như:
– Ngành Vật lý học
- Vật lý Lý thuyết
- Vật lý Tin học
- Vật lý Điện tử
- Vật lý Ứng dụng
- Vật lý Chất rắn
- Vật lý Hạt nhân
- Vật lý Địa cầu.
- Ngành Vật lý Y Khoa
– Ngành Kỹ thuật Hạt Nhân
- Ngành Hải dương
- Khí tượng
- Thủy văn
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Để có thể học tập và làm việc trong ngành, bạn cần đáp ứng được một số tiêu chí sau:
- Khả năng dự đoán sự cố trước khi chúng xảy ra, đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời
- Tư duy linh hoạt, logic
- Thận trọng trong công việc
- Đam mê tìm hiểu về nguyên tử, hạt nhân cùng các lĩnh vực liên quan
- Khả năng sắp xếp thông tin một cách rõ ràng
- Khả năng làm việc tập thể theo đội, nhóm
- Khả năng về toán học
- Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
- Sức khỏe đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc
- Có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học
- Thái độ học tập, làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp
Học ngành vật lý nguyên tử và hạt nhân cần học giỏi môn gì?
Người học cần học tốt ít nhất 03 môn là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:
- Toán học: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích và xử lý các sự cố…
- Vật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Nếu bạn học không tốt môn học này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.
- Tiếng Anh: Đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực này. Nó là cầu nối giữa sinh viên cùng các bộ môn chuyên ngành liên quan. Đây là môn học không thể bỏ qua.
Cơ hội việc làm dành cho ngành vật lý nguyên tử và hạt nhân như thế nào?
Ngành vật lý nguyên tử và hạt nhân hiện tại chưa có nhiều đơn vị đào tạo. Mặt khác, người tốt nghiệp chuyên ngành này có nhiều cơ hội tìm kiếm vị trí công việc. Một số vị trí và đơn vị tuyển dụng đó là:
- Viện nghiên cứu khoa học, bệnh viện, Sở khoa học & công nghệ
- Lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân
- Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân
- Sở tài nguyên và môi trường
- Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học…
Mức lương dành cho người làm ngành vật lý nguyên tử và hạt nhân là bao nhiêu?
Hiện tại, chưa có bất cứ bài báo cáo thống kê cụ thể về mức thu nhập của Kỹ sư ngành này. Tuy nhiên, theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, các kỹ sư chuyên ngành có thể kiếm được từ 81.000 USD/năm tới 136.000 USD/năm. Đây thực sự là con số đáng mơ ước của rất nhiều người làm việc trong nhiều lĩnh vực.
Kết luận
Ngành vật lý nguyên tử và hạt nhân đem lại cho người học rất nhiều điểm mới lạ, đột phá mà không phải ngành học nào cũng có thể mang lại. Thông qua chương trình học, sinh viên có thể tự tích lũy cho mình vốn kiến thức cùng chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ để khi ra trường có thể trở thành một kỹ sư chuyên ngành vật lý nguyên tử hạt nhân thành công trên con đường mình đã chọn.