Để một vở kịch thành công, bên cạnh diễn xuất của diễn viên thì công sức chỉ đạo, điều phối và tạo hình của người đạo diễn là vô cùng quan trọng. Ngành đạo diễn sân khấu là một trong những ngành đào tạo bậc cao dành cho vị trí đạo diễn để đưa ra những lớp nhân tài hứa hẹn cho hoạt động sân khấu kịch. Để hiểu biết thêm về ngành học này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin quan trọng về ngành đạo diễn sân khấu.
Ngành đạo diễn sân khấu là gì?
Đạo diễn sân khấu là những người chịu trách nhiệm trong quá trình bắt đầu một kịch bản, họ sẽ là những người chịu trách nhiệm về dàn cảnh, âm thanh, ánh sáng, các phương tiện kỹ thuật. Tùy theo hợp đồng họ sẽ chịu trách nhiệm với những công việc cụ thể, có thể tham gia vào quá trình xây dựng phim hay không. Ngành Đạo diễn sân khấu trình độ đại học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đạo diễn sân khấu, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung. Theo học ngành này, sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức ngành Đạo diễn sân khấu.
Các khối thi vào ngành đạo diễn sân khấu là gì?
Để thi vào ngành này, các thí sinh có thể tham khảo các khối thi sau:
- Khối S00: Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2
- Khối S01: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2
Điểm chuẩn ngành đạo diễn sân khấu là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành ĐDSK tại các trường đại học sẽ bao gồm điểm năng khiếu và điểm học bạ THPT. Theo đó, năm 2020 trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM có điểm năng khiếu là 7.0 và tổng điểm trúng tuyển là 25.5 điểm.
Các trường đào tạo ngành đạo diễn sân khấu?
Có 03 trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành ĐDSK để đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường việc làm, có thể kể đến như:
- Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội
- Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.HCM
- Đại học sân khấu điện ảnh TP.HCM
Ngoài ra còn có các viện đào tạo, trung tâm đào tạo có chuyên ngành tương tự dành cho những ai đam mê nghề sáng tạo này.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Làm việc trong ngành này, bạn cần đảm bảo những yếu tố và kỹ năng sau đây:
- Có năng khiếu cảm thấu với nghệ thuật
- Khéo léo và thuần thục với nhiều kỹ năng ứng phó, xử lý về diễn xuất
- Biết kiểm soát, đánh giá chất lượng và tìm hiểu về hoạt động diễn xuất diễn viên
- Có kỹ năng về lập dự toán chi phí sản xuất
- Có khả năng thương thuyết, đàm phán, thương lượng với các bên đầu tư, nhà sản xuất
- Đam mê nghệ thuật văn hóa và luôn cập nhật tính đại chúng để tìm kiếm tư liệu và vốn sống
- Tư duy logic, biết cách điều chỉnh cảm xúc và hòa mình vào quá trình diễn xuất cùng diễn viên
- Có niềm yêu thích, đam mê với nghệ thuật Đạo diễn sân khấu và luôn cập nhật tính mới của nghề
Học ngành đạo diễn sân khấu cần giỏi môn gì?
Cụ thể, sinh viên bắt buộc cần phải có được những kiến thức tổng quát nhất trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, máy móc, kỹ thuật, điện ảnh… để xây dựng bối cảnh phù hợp trên sân khấu với các loại bối cảnh khác nhau giúp cho kịch bản diễn ra xuyên suốt trong quá trình xây dựng chương trình. Thêm vào đó, năng khiếu cũng là một yếu tố bạn nên chú trọng. Có năng khiếu hiện thực hóa trí tưởng tượng thì phim bạn làm mới hấp dẫn, phong phú.
Cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp ngành ĐDSK tại các trường đại học sẽ có thể đảm nhận những vị trí công việc như:
- Trở thành một nhà đạo diễn sân khấu tự do, chuyên nhận các dự án bên ngoài theo hợp đồng.
- Tham gia và công tác giảng dạy các chuyên ngành liên quan.
- Thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, truyền hình.
- Làm việc tại các đài truyền hình trung ương và địa phương.
- Đảm nhận việc đạo diễn sân khấu do các công ty truyền thông tổ chức, những công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện.
Mức lương của ngành đạo diễn sân khấu như thế nào?
Hiện nay, ngành này được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Một trong những lý do dẫn tới điều này chính là mức lương ngành ĐDSK khá cao. Cụ thể:
- Làm việc tại các công ty truyền thông chuyên tổ chức sự kiện. Mức lương của đạo diễn sân khấu thường từ khoảng 8 – 10 triệu đồng. Công việc là lên kịch bản, ý tưởng và sắp xếp nhân sự, ánh sáng, phông đèn.
- Đạo diễn sân khấu làm việc tại các đơn vị truyền hình trung ương đến địa phương, mức lương lên đến 15 – 20 triệu đồng mỗi tháng.
- Đạo diễn sân khấu làm việc tự do mức lương có thể lên đến 50 triệu mỗi tháng. Mức thu nhập này tùy theo dự án và số lượng dự án đạo diễn nhận về.
Cử nhân Ngành Đạo diễn sân khấu được đào tạo như thế nào?
- Đảm bảo các cử nhân hiểu về văn hoá nghệ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn. Đồng thời được rèn luyện khả năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn
- Nắm được những kiến thức cơ bản về nghệ thuật sân khấu
- Trang bị kiến thức cơ bản về những ngành nghệ thuật để bổ trợ cho đạo diễn sân khấu
- Sinh viên phải nắm vững những đặc điểm trong văn hoá truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó là sự hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu Việt Nam và thế giới.
- Khi học ngành này, các bạn sẽ được hiểu biết cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm sân khấu. Và những hiểu biết về công việc người đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, âm thanh, ánh sáng… trong quá trình sáng tạo tác phẩm sân khấu.
- Cuối cùng, có kiến thức về hệ thống, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các nhà hát, đoàn nghệ thuật.
Kết luận
Ngành đạo diễn sân khấu được đánh giá là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường và có mức thu nhập khá cao. Nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào trường đại học phù hợp để được học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé!
có khối thi nào?
Để thi vào ngành này, các thí sinh có thể tham khảo các khối thi sau:
Khối S00: Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2
Khối S01: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2
mức thu nhập của Đạo diễn sân khấu sau ra trường là bao nhiêu thế ạ?
Học ngành này cần yếu tố gì để phù hợp không ạ?