Bên cạnh ngành chỉ huy về tham mưu trong lĩnh vực tăng thiết giáp, Ngành chỉ huy kỹ thuật Tăng – Thiết giáp cũng là ngành học đóng vai trò then chốt, góp phần đào tạo các sĩ quan chỉ huy đủ năng lực chuyên môn, lãnh đạo cấp nhỏ hơn. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin hữu ích xoay quanh ngành này. Tuy nhiên, vì ngành này chưa có nhiều thông tin liên quan nên bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngành Chỉ huy kỹ thuật Tăng – Thiết giáp là gì?
Chỉ huy kỹ thuật Tăng – thiết giáp chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – kỹ thuật Tăng – Thiết giáp cấp phân đội. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, chịu trách nhiệm về việc lãnh đạo, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật tăng – thiết giáp cho các cấp nhỏ hơn. Ngoài ra, họ còn có thể lực tốt, đảm bảo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Chỉ huy kỹ thuật Tăng – Thiết giáp là gì?
Thông tin về các tổ hợp xét tuyển và điểm chuẩn của ngành đang được cập nhật.
Các trường nào đào tạo ngành Chỉ huy kỹ thuật Tăng – Thiết giáp?
Theo thông tin ghi nhận, năm 2021, chưa có cơ sở đào tạo nào xét tuyển chuyên ngành này. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo thêm về ngành chỉ huy tham mưu tăng – thiết giáp của trường Sĩ Quan Tăng – Thiết Giáp trên website tuyển sinh của trường.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để có được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:
- Phẩm chất đạo đức tốt
- Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh
- Giữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội
- Tác phong, phương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán
- Có khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình
- Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
- Có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị
- Đảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng
- Mắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,.. theo quy chuẩn
- Thái độ học tập nghiêm túc
- Có chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước
- Tư duy linh hoạt, thông minh
- Có đủ phẩm chất cần thiết của người chiến sĩ
- Tuân theo các quy định của nhà trường
- Chịu được áp lực, sức ép lớn
- Có tính kỷ luật cao
- Trung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa
- Yêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc
- Ưu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết
- Sẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi
- Khả năng làm việc nhóm tốt
- Tác phong đứng đắn, nghiêm minh
- Có khả năng sử dụng tốt các trang, thiết bị
Học ngành này cần học giỏi môn gì?
Ngành chỉ huy kỹ thuật hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Ngoài ra, các học viên cũng sẽ phải học các môn đại cương, cơ sở từ năm 1 và năm 2. Bắt đầu từ năm 3 và 4 trở đi, học viên chuyên ngành này sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, cụ thể là học thực hành, cọ xát với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Để từ đó họ có thể đáp ứng tốt hơn trong công việc được giao phó, đảm nhiệm.
Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là một môn học bắt buộc như ở các trường đại học trên cả nước. Do đó, sẽ là một điểm cộng nếu học viên có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong học tập, nghiên cứu tài liệu cũng như trao đổi thông tin khi cần.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Chỉ huy kỹ thuật Tăng – Thiết giáp như thế nào?
Hiện tại, vì ngành này năm 2021 chưa có bất cứ thông tin gì, nên sẽ rất khó khi đề cập đến vấn đề này. Theo góc độ đánh giá cá nhân, tương tự những lĩnh vực trong quân đội, các sinh viên ngành học này không cần phải quá lo lắng về vấn đề tìm việc. Lý do là khi ra trường, họ sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội có chuyên ngành liên quan. Cấp bậc, quân hàm thì sẽ được đánh giá và đi lên theo thời gian tại ngũ. Đây có thể xem như là một điểm cộng lớn cho các học viên chuyên ngành này.
Mức lương dành cho người làm ngành Chỉ huy kỹ thuật Tăng – Thiết giáp là bao nhiêu?
Mức thu nhập của một chỉ huy kỹ thuật Tăng – thiết giáp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức lương của các sĩ quan kỹ thuật sẽ tăng dần theo thời gian khi cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:
- Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ
- Khám sức khỏe định kỳ
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
- Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
- Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
- Phụ cấp ăn trưa
- Nghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)
- Phụ cấp xăng xe
Kết luận
Thông qua bài viết này, mong rằng các sĩ tử sẽ có một cái nhìn tổng quan về ngành chỉ huy kỹ thuật Tăng thiết giáp ở nước ta. Nếu có đam mê theo học, các bạn có thể theo học tại các trường quân sự, học viện ở các quốc gia khác có đào tạo. Ví dụ như: Mỹ, Trung Quốc, Úc, Canada… Hy vọng trong tương lai gần, sẽ có nhiều thông tin hơn về ngành này để có thể cung cấp được tới cho bạn đọc một cái nhìn chân thực và khách quan nhất. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi, đừng ngần ngại thử sức mình nhé! Với sự nhiệt huyết và nghị lực cố gắng thì không gì là không thể, đây cũng chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của bạn.
cơ hội việc làm thế nào ạ?
Hiện tại, vì ngành này năm 2021 chưa có bất cứ thông tin gì, nên sẽ rất khó khi đề cập đến vấn đề này. Theo góc độ đánh giá cá nhân, tương tự những lĩnh vực trong quân đội, các sinh viên ngành học này không cần phải quá lo lắng về vấn đề tìm việc. Lý do là khi ra trường, họ sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội có chuyên ngành liên quan. Cấp bậc, quân hàm thì sẽ được đánh giá và đi lên theo thời gian tại ngũ. Đây có thể xem như là một điểm cộng lớn cho các học viên chuyên ngành này.
khi ra trường, các bạn sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội có chuyên ngành liên quan. Cấp bậc, quân hàm thì sẽ được đánh giá và đi lên theo thời gian tại ngũ. Đây có thể xem như là một điểm cộng lớn cho các học viên chuyên ngành này.