Nếu bạn là người năng động, sáng tạo, đam mê các hoạt động đoàn, đội, muốn đóng góp cho xã hội, yêu thích ngành nghề có liên quan đến công việc về thanh thiếu niên, Ngành Công tác thanh niên chính là nơi nuôi dưỡng và giúp ước mơ của các bạn trở thành hiện thực. Vậy ngành Công tác thanh thiếu niên là gì và ra trường làm những công việc gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ngành Công tác thanh thiếu niên là gì?
Ngành CTTTN là ngành học đào tạo cán bộ làm công tác thanh thiếu niên. Ngành học này chuyên về nghiên cứu, tìm hiểu, bổ trợ và điều phối các hoạt động giáo dục, rèn luyện về thể chất, tinh thần và định hướng tư tưởng cho thanh niên.
Theo học ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức, kỹ năng công tác thanh thiếu niên. Người học sẽ có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng và chính quyền về các chính sách liên quan đến thanh thiếu niên. Ngành này hướng đến đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức, kỹ năng CTTTN. Người học sẽ có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động thanh thiếu niên, có tư duy logic, linh hoạt và giúp đỡ những thanh, thiếu niên gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, có kỹ năng hoàn thành công việc đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong những bối cảnh khác nhau.
Các khối thi vào ngành Công tác thanh thiếu niên là gì?
Nếu bạn có định hướng thi vào ngành CTTTN, bạn có thể lựa chọn các khối thi sau để đăng ký xét tuyển:
- Khối A09: Toán học, Địa lý, Giáo dục công dân
- Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- Khối C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- Khối C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
- Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- Khối D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Công tác thanh thiếu niên là bao nhiêu?
Trong các năm học gần đây, điểm chuẩn ngành Công tác thanh thiếu niên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là 15 điểm dựa vào kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia và 18 điểm theo hình thức xét điểm học bạ.
Trường nào đào tạo ngành Công tác thanh thiếu niên?
Hiện nay, trên cả nước chỉ duy nhất Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đào tạo cử nhân ngành học này. Mỗi năm, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này là khoảng 150 sinh viên với phạm vi trong cả nước.
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có 2 cơ sở đào tạo ở 2 khu vực Bắc – Nam. Cụ thể:
Khu vực miền Bắc
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Khu vực miền Nam
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Đây là ngành học yêu cầu nhiều kỹ năng và phẩm chất của người học. Cụ thể, bạn cần có:
- Sự năng động và nhiệt tình.
- Lòng đam mê, tâm huyết và yêu nghề.
- Hiểu được tâm lý thanh niên.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, nói chuyện thuyết phục.
- Sống hòa đồng, chan hòa với tập thể.
- Nắm vững trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
- Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài.
- Sẵn sàng chấp nhận gian khó và hy sinh.
Cơ hội việc làm ngành Công tác thanh thiếu niên như thế nào?
Mỗi cử nhân tốt nghiệp ngành này đều có cơ hội việc làm rất thuận lợi. Do chỉ có một trường đại học đào tạo nên ngành CTTTN trở nên khan hiếm nguồn nhân lực. Vì vậy, bạn có thể làm việc tại các cơ quan như:
- Cán bộ UBND, HĐND các cấp từ Trung ương đến địa phương.
- Cán bộ quản lý Nhà nước về Công tác thanh niên tại vụ Quản lý Nhà nước về Công tác thanh niên, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam.
- Cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp.
- Cán bộ Đoàn chuyên trách tạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân.
- Bí thư Đoàn trường, giáo viên Tổng phụ trách tại các hệ thống trường Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 hoặc Liên cấp công lập, tư thục.
- Cán bộ Hội đồng Đội (Đội TNTP Hồ Chí Minh).
- Chuyên viên, chuyên gia đào tạo kỹ năng cho các Trung tâm giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
- Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện tại các Công ty, đơn vị truyền thông và tổ chức sự kiện.
- Tư vấn viên tại các Trung tâm cộng đồng, Trường Đại học trong Ban y tế chăm sóc sức khỏe sinh viên, học sinh.
- MC, Biên đạo múa, dàn dựng chương trình nghệ thuật cho thanh niên và thiếu nhi khắp cả nước.
- Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo.
Mức lương ngành Công tác thanh thiếu niên là bao nhiêu?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp và làm việc trong ngành có mức thu nhập khá ổn định. Thông thường, khi làm tại cấp địa phương, cấp cơ sở hoặc trung ương, mức lương sẽ được tính theo quy định mà nhà nước ban hành. Còn nếu như làm việc tại các tổ chức tư nhân, bạn sẽ nhận được mức lương từ 7 – 10 triệu/tháng tùy vào cơ sở và vị trí làm việc.
Sinh viên Ngành Công tác thanh thiếu niên được kiến thức nào?
Các bạn được cung cấp kiến thức chuyên sâu về công tác thanh thiếu niên trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng nghiên cứu, tư duy logic và các vấn đề liên quan đến phát triển bản thân. Khi học ngành này, khung chương trình học tập và đào tạo được phân bố từ căn bản đến chuyên môn trong nghiệp vụ nghề. Cụ thể như cách tiếp cận giúp đỡ đối tượng thanh thiếu niên đang gặp khó khăn trong cuộc sống hay là cách giúp người khác định hướng lại mục tiêu của bản thân,…
Ngoài ra, có các môn học tiêu biểu phải kể đến như: xây dựng các tổ chức thanh niên, kỹ năng truyền thông và tổ chức hoạt động, kỹ năng quản lý,…Song song với lý thuyết là các buổi thực hành nhằm làm quen với nghề nghiệp và linh hoạt trong cách xử lý vấn đề.
Kết luận
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nhân tố quyết định thành công hay thất bại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Do đó, ngành CNTTN đã và đang đào tạo ra những đội ngũ cán bộ chuyên trách với trình độ lý luận và kỹ năng nghiệp vụ thực tiễn giải quyết được các vấn đề thanh niên và công tác thanh niên trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, sinh viên còn có có cơ hội được cháy hết mình, sống đúng với tuổi trẻ nhiệt huyết của mình thông qua chuyên ngành CTTTN. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn hướng đi trong tương lai của mình.