Từ thời xa xưa, con người đã sáng tạo và sử dụng bản đồ một cách thành thạo, hỗ trợ họ trong những chuyến đi xa hay trong nhiều trường hợp khẩn cấp. Ngày nay, ngành bản đồ học được ra đời, hỗ trợ con người nghiên cứu sâu hơn về ngành này. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin tổng quan tới người đọc liên quan về lĩnh vực này.
Ngành Bản đồ học là gì?
Bản đồ học (tiếng Anh: Cartography) là ngành khoa học tập trung nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, mối liên hệ giữa các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội trên bề mặt Trái đất thông qua các mô hình ký hiệu, hình tượng. Bản đồ như là công cụ trực quan cho các số liệu không gian… Các số liệu này thu được từ công việc đo đạc mặt đất, chụp ảnh hàng không, ảnh vệ tinh và có thể lưu trữ được trong cơ sở dữ liệu. Bản đồ địa hình chính là loại bản đồ biểu diễn đầy đủ nhất các đối tượng nói trên. Các bản đồ chuyên đề thì chỉ thể hiện nổi bật những thông tin liên quan đến chuyên đề đó, ví dụ bản đồ hành chính, bản đồ giao thông…
Bằng bản đồ, ta có thể phát hiện được các quy luật về sự phân bố không gian của các đối tượng, hiện tượng và những mối quan hệ tương quan giữa chúng. Bản đồ có vai trò cực kỳ to lớn trong quốc phòng, các nhà quân sự sử dụng các bản đồ để giải quyết các vấn đề chiến lược, chiến thuật và tác chiến trong các hoạt động quân sự. Ngày nay và trong tương lai, để giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm của loài người vượt ra ngoài khuôn khổ của từng quốc gia – bố trí hợp lý lực lượng sản xuất, sử dụng đúng đắn các tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường thì vai trò của ngành bản đồ học càng to lớn.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Bản đồ học là gì?
Bên cạnh khối A00 và A01 quen thuộc, các sĩ tử hoàn toàn có thể tham khảo tổ hợp D07 bao gồm: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Bản đồ học
Điểm chuẩn ngành bản đồ học nằm ở mức 16 điểm. Điểm này được xét theo kết quả thi của kì thi THPTQG.
Các trường đào tạo ngành Bản đồ học
Hiện nay, trên cả nước ta chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này ở khu vực phía Nam. Đó là trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Chương trình đào tạo ngành Bản đồ học của trường sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về công tác đo đạc địa hình, đo đạc địa chính, đo đạc các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông và xây dựng bản đồ. Người học cũng được trang bị những kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh…
Liệu bạn có phù hợp với ngành Bản đồ học?
Để có được câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể cân nhắc một số tiêu chí sau:
- Đam mê với nghề, ham học hỏi
- Khả năng giải quyết tình huống
- Tư duy nhạy bén, logic
- Khả năng quan sát, ghi nhớ
- Năng khiếu về mỹ thuật
- Sức khỏe tốt, thích nghi với môi trường nhanh
- Khả năng làm việc tập thể, nhóm
- Tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình học tập, thực hiện công tác nghiên cứu và thi công trong thực tế
- Có kiến thức về khoa học, công nghệ, địa lý
- Sử dụng tốt cả ngoại ngữ và tin học
- Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
- Khả năng tự nghiên cứu, tiếp thu
Học ngành Bản đồ học cần học giỏi môn gì?
Nếu có đam mê theo học ngành này, bạn nên trau dồi ở 03 môn là tiếng Anh, Tin học và Địa lý.
- Tiếng Anh: Luôn là yêu cầu bắt buộc ở các trường đại học. Sinh viên sẽ phải tự mình nghiên cứu, học hỏi hay đọc những bài viết chuyên ngành bằng tiếng Anh.
- Địa lý: Sẽ là một điểm cộng lớn cho những ai học tập tốt môn này. Trong mỗi kỳ học, sinh viên luôn phải sử dụng kiến thức của môn Địa lý. Do đó, đây là môn học không thể bị phớt lờ.
- Tin học: Kỹ năng sử dụng tin học tốt sẽ giúp bạn phát huy bản thân ở các môn như Trắc địa hình và trắc địa ảnh.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Bản đồ học như thế nào?
Sinh viên tốt nghiệp ngành bản đồ học sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Một số vị trí làm việc trong đó là:
- Kỹ thuật viên trắc địa bản đồ: đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, tổ chức đo đạc khảo sát các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện…
- Chuyên viên: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, nghiệm thu các công trình đo đạc tại các cơ sở trắc địa – bản đồ, phòng tài nguyên môi trường, cán bộ địa chính các cấp…
- Giảng dạy: Tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về bản đồ.
Mức lương dành cho người làm ngành Bản đồ học là bao nhiêu?
Theo nhận định, những người hoạt động trong lĩnh vực này có mức thu nhập phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc, chuyên môn, kinh nghiệm, bằng cấp liên quan… Cụ thể, người lao động trong ngành có mức lương trong khoảng 7 – 14 triệu VNĐ/tháng. Đây là mức lương khá ổn định cho người lao động có thể trang trải đủ các chi phí, sinh hoạt.
Các môn học thuộc Ngành Bản đồ học
- Đối với bộ môn trắc địa cao cấp, hiên văn học và Trọng lực: Sinh viên được cung cấp cho bản đồ bao gồm những số liệu về hình dạng, kích thước trái đất, tọa độ các điểm của lưới khống chế đo đạc.
- Đối với bộ môn trắc địa địa hình và trắc địa ảnh: Được tiếp cận các phương pháp đo vẽ khác nhau. Người học còn được cung cấp cho bản đồ học những tài liệu bản đồ đầu tiên để nghiên cứu bề mặt trái đất. Đây cũng chính là tài liệu gốc để xây dựng các loại bản đồ khác.
Kết luận
Bản đồ học là ngành khoa học có ứng dụng rất đa dạng phục vụ cho đời sống con người. Chúng cung cấp cho con người cái nhìn bao quát những phạm vi bất kỳ của phạm vi trái đất, tạo ra hình ảnh nhìn thấy được vị trí tương quan, hình dạng, kích thước của các đối tượng. Từ đó, ta có thể xác định được các đại lượng như: tọa độ, phương hướng, độ dài, thể tích, mật độ… Bản đồ còn chứa đựng rất nhiều các thông tin về đặc trưng chất lượng, số lượng, cấu trúc của các đối tượng và các mối liên hệ tồn tại giữa chúng. Chính do vậy mà ngành bản đồ học có vai trò cực kỳ to lớn trong khoa học và thực tiễn.
Thêm vào đó, mọi công tác nghiên cứu địa lý và nghiên cứu của khoa học khác về trái đất đều được bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện lên bản đồ được chính xác hóa trên bản đồ và vai trò của bản đồ địa hình được phát huy tác dụng tối đa.