Mục tiêu của nhiều người trong ngành kế toán là trở thành một kế toán trưởng. Đây là một trong những vị trí cao nhất mà họ đảm nhận. Có vai trò rất lớn trong bộ phận kế toán của mỗi doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi nghiệp vụ cao để quản lý bộ phận kế toán. Vậy kế toán trưởng là gì? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu về các thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây nhé!
Kế toán trưởng là gì?
Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người đứng đầu bộ phận kế toán. Họ phụ trách điều hành, định hướng công tác chiến lược tài chính cho doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp lớn KTT làm việc dưới quyền và báo cáo cho Giám đốc tài chính (CFO). Họ định hướng và tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các chiến lược, kế hoạch tài chính, báo cáo tình hình kinh tế của công ty.
Đây là vị trí thường có nhiều kinh nghiệm làm kế toán hoặc kiểm toán viên từ trước. Họ có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng trước khi được thăng chức vào vai trò này. Điều này mang lại cho họ sự hiểu biết về cách hoạt động của bộ phận kế toán và cách làm phù hợp với tổ chức lớn hơn.
Kế toán trưởng làm những công việc gì?
Người làm trong vị trí này phải nắm rõ từng hoạt động, công việc của bộ phận. Đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt từ nhân viên, sổ sách,… Vậy một KTT sẽ đảm nhận những công việc như sau:
Điều hành và quản lý phòng kế toán
KTT sẽ điều hành và quản lý các nhân viên trong phòng kế toán. Đảm bảo nhân viên sẽ tham gia đầy đủ các chương trình huấn luyện kế toán. Và hỗ trợ họ hoàn thành các công việc được giao. Vị trí này cũng chịu trách nhiệm việc đào tạo các quy trình làm việc liên quan đến kế toán trong công ty cho các kế toán viên mới.
Kế toán trưởng đảm bảo các tiến độ và năng suất làm việc của mọi người ổn định. Phân tích và báo cáo cho ban lãnh đạo những vấn đề tài chính phát sinh. Từ đó đề xuất các biện pháp kịp thời để xử lý vấn đề một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và các chi phí cho doanh nghiệp. KTT cũng là người trực tiếp giao dịch với ngân hàng.
Giám sát và đảm bảo tính hợp pháp của sổ sách kế toán
Kế toán trưởng sẽ là người đại diện pháp lý đối với các vấn đề liên quan tới bộ phận kế toán. Do đó, họ cần kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của các dữ liệu được lưu trữ. Qua các báo cáo như chứng từ, hoá đơn, bảng chuyển lưu tiền tệ hay công nợ với ngân hàng. Để dễ dàng cung cấp khi cần xác minh.
Giám sát và đánh giá quy trình quyết toán
Giám sát các khoản quyết toán thu chi, dòng tiền vào cuối năm hay tổ chức kiểm kê tài sản đều do KTT thực hiện. Giúp kế toán trưởng dễ dàng nắm bắt tình hình tài chính doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, ở bất kỳ thời điểm nào, ban lãnh đạo luôn có yêu cầu các quyết toán đột xuất. Vì thế kế toán trưởng phải luôn cần sẵn sàng đảm nhận các dự án được giao. Kết quả quyết toán cũng sẽ được trình bày bởi KTT.
Phối hợp phân tích và dự đoán nguồn lực tài chính cho công ty
Kế toán trưởng là người nắm rõ các hoạt động tài chính công ty. Vậy nên họ sẽ đưa ra các phân tích và dự đoán có tính chính xác cao. Các phân tích và dự báo nguồn tài chính sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch để duy trì ngân sách. Từ đó nhanh chóng xử lý các vấn đề, rủi ro liên quan đến tài chính. Vạch ra các chiến lược và chính sách mới phát triển doanh nghiệp.
Tham gia lập báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính dùng để tóm gọn những kết quả tài chính kinh doanh của doanh nghiệp theo quý và theo năm. KTT sẽ trực tiếp tham gia lập các báo cáo tài chính hoặc theo dõi. Hướng dẫn các kế toán viên lập báo cáo, theo các khoảng thời gian quy định. Để trình bày các bảng báo cáo đúng thời hạn cho cấp trên.
Những kỹ năng cần có của một Kế toán trưởng là gì?
Đây là vị trí yêu cầu rất nhiều về kỹ năng, kiến thức mà một người làm kế toán chuyên nghiệp cần phải có, cụ thể như:
Trưởng phòng kế toán cần năng lực chuyên môn cao
Kế toán trưởng ít nhất phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính – ngân hàng. Bên cạnh đó phải có chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ CPA hoặc ACCA. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành KTT, trước tiên bạn phải học đúng ngành liên quan. Sau đó phải trau dồi kiến thức về ngoại ngữ và tham gia kỳ thi để lấy các chứng chỉ cần thiết.
Am hiểu pháp luật kinh doanh, tài chính
Điều này rất quan trọng đối với vận mệnh của doanh nghiệp. Vì những rủi ro pháp lý liên quan đến kế toán sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy một KTT cần có khả năng tra cứu và áp dụng đúng các quy định, pháp luật. Như là Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, pháp luật về thuế, đất đai, bảo hiểm, hóa đơn, lao động, chứng khoán.
Khả năng tư duy tốt
Nghề này gắn liền với những con số, bảng biểu và phép tính phức tạp. Vậy nên tư duy toán học và logic là rất quan trọng trong nghề này.
Kỹ năng tin học
Đây được coi là chiếc chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công trong nghề này. Bạn phải thành thạo phần mềm máy tính văn phòng. Chúng khá phổ biến cho công việc và sử dụng tốt các chương trình kế toán.
Biết quản lý thời gian và chịu áp lực công việc
Khối lượng công việc nhiều, thời gian làm việc hạn hẹp. Đặc biệt là khi lập báo cáo cuối tháng, cuối năm khiến Kế toán trưởng thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng trong công việc. Vì vậy, để thực hiện được nghề này cần phải chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cẩn thận và trung thực
Nghề kế toán luôn phải làm việc với những con số và tiền bạc. Vậy nên chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khó lường cho doanh nghiệp.
Phạm sai lầm là không tốt, nhưng cố ý vì lợi ích cá nhân lại càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để phát triển với nghề kế toán, bạn phải đặt sự chính trực lên hàng đầu.
Giao tiếp tốt và ứng xử khéo léo
Kỹ năng này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả với mọi người trong công ty. Tạo không khí hợp tác trong phòng kế toán và thuyết phục các đối tác kinh doanh. Hơn nữa, giỏi kỹ năng này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Lộ trình thăng tiến trong công việc Kế toán trưởng như thế nào?
Đây là vị trí mà bao nhiêu người làm kế toán ao ước. Vậy lộ trình để trở thành một KTT như thế nào? Bạn sẽ phải có kinh nghiệm và chuyên môn trong các vị trí, phòng ban sau:
Kế toán viên bộ phận
Chặng đường trở thành KTT là một quá trình dài học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Hầu hết những người muốn leo lên vị trí kế toán trưởng đều trải qua những vị trí thấp hơn trong kế toán. Như kế toán viên thuế, kế toán kho, kế toán lương, kế toán thu mua, kế toán công nợ,…
Bắt đầu từ vị trí kế toán viên bộ phận giúp họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xử lý nghiệp vụ của các lĩnh vực này, đồng thời có thể linh hoạt ứng phó với các tình huống khẩn cấp, hiểu rõ về nhân viên để biết cách quản lý, điều hành sao cho hiệu quả.
Thăng tiến lên kế toán tổng hợp
Khi đã làm việc từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm ở vị trí kế toán viên bộ phận, các kiến thức chuyên môn, kỹ năng đã vững vàng thì có thể thăng tiến lên vị trí kế toán tổng hợp. Vị trí này yêu cầu một người có khả năng tổng hợp thông tin về hoạt động kế toán trong doanh nghiệp một cách tổng quan, rõ ràng.
Kế toán tổng hợp hỗ trợ trực tiếp cho kế toán trưởng, do đó họ có nhiều cơ hội tiếp xúc cũng như học hỏi kỹ năng cần có của một người quản lý cấp cao. Khi đã nắm chắc được kinh nghiệm, kỹ năng ở vị trí này thì vị trí Kế toán trưởng sẽ không còn xa vời.
Trở thành kế toán trưởng
Sau khi đã lĩnh hội tất cả kiến thức, kỹ năng mà những vị trí trước đây mang lại, đã sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm về bộ phận kế toán, có thể tham gia vào quá trình tham mưu cho các lãnh đạo cấp cao thì một cá nhân có thể ngồi lên được vị trí kế toán trưởng.
Hiện nay, theo Bộ luật Lao động mới nhất, một cá nhân có thể làm KTT cho nhiều doanh nghiệp cùng lúc. Tuy nhiên, cần đáp ứng được yêu cầu công việc của doanh nghiệp, tuyệt đối không vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi làm kế toán trưởng tại nhiều doanh nghiệp.
Thu nhập của một Kế toán trưởng là bao nhiêu?
Định nghĩa kế toán trưởng là gì đã được làm rõ nhưng thu nhập của kế toán trưởng sẽ dao động như thế nào? Công việc này có mức lương khá cao so với các vị trí khác trong bộ phần kế toán do công việc kế toán trưởng đòi hỏi nhiều yêu cầu như nghiệp vụ chuyên môn vững, kinh nghiệm làm việc cao và kiến thức chuyên môn tốt.
Bên cạnh đó, kế toán trưởng cũng phải chịu nhiều áp lực lớn và nặng nề nên thu nhập khá tốt. Mức lương dành cho công việc kế toán trưởng trung bình từ 10.000.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ/tháng.
Kết luận
Qua bài viết trên đã định nghĩa kế toán trưởng là gì và mô tả các công việc cũng như các yếu tố phải có để trở thành một kế toán trưởng. Kế toán trưởng không chỉ cần kiến thức chuyên ngành mà còn cần một thời gian dài làm việc thực tế và đúc kết kinh nghiệm. Do đó, luôn cần học hỏi và nâng cao kiến thức ở tất cả phương diện liên quan đến kế toán để có thể làm việc ở vị trí này.