Đã từ lâu, Việt Nam tự hào là một đất nước có nền âm nhạc truyền thống lâu đời. Trong đó, việc sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc như sáo, trúc, các loại đàn vẫn còn lưu truyền đến bây giờ. Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống cũng ra đời từ đây với ý nghĩa giúp bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc. Đây là ngành học giúp các bạn trẻ tìm hiểu về các loại nhạc cụ truyền thống, từ đó giữ gìn và phát huy hơn nữa vẻ đẹp văn hóa dân tộc. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về ngành học này thông qua bài viết sau đây.
Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là học gì?
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống chính là loại hình biểu diễn nghệ thuật thông qua việc sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam như sáo, đàn tỳ bà, đàn bầu,… nhằm tạo ra những bản hòa ca, hợp xướng.
Sinh viên theo học ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống sẽ được trang bị những kiến thức về kỹ năng biểu diễn, kỹ thuật chơi các loại nhạc cụ; nghiên cứu, dàn dựng và tổ chức chương trình biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong các sự kiện và lễ hội. Sinh viên ngành này còn có cơ hội luyện tập dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô là nghệ nhân chuyên nghiệp.
Các khối thi vào ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là gì?
Ngành Biểu diễn nhạc cụ dân tộc có mã ngành là 7210210. Để thi tuyển vào ngành này, các bạn có thể xem xét các tổ hợp môn sau đây:
- N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- N01: Ngữ văn, Xướng âm, Biểu diễn nghệ thuật
- N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc Biểu diễn nhạc cụ
- N03: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, Chuyên môn
- N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
- N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
- N06: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, Chuyên môn
- N07: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, Chuyên môn
- N08: Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
- N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành này là bao nhiêu?
Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong những năm gần đây dao động từ 15 – 18 điểm. Các trường đại học chủ yếu áp dụng hình thức xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ kết hợp với phần thi năng khiếu. Có thể thấy trong hầu hết các tổ hợp thi đều có môn Ngữ văn, vì thế thí sinh cần ôn luyện tốt môn này. Ngoài ra, các thí thí sinh phải dự thi 2 môn năng khiếu. Cần có sự chuẩn bị kỹ càng ở các môn năng khiếu vì nó có tính chất quyết định đến kết quả điểm số của bạn.
Bí quyết đạt điểm cao Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống?
- Không nên quá áp lực: trong quá trình thi năng khiếu, thí sinh không nên quá lo lắng, nội dung thi cũng chỉ để đánh giá năng lực chứ không phải bài thi năng khiếu chuyên sâu. Mức độ kiểm tra sẽ phù hợp với từng chuyên ngành và quan điểm của trường là phát hiện năng khiếu, động viên sự sáng tạo, tạo thuận lợi nhất cho người học…
- Trình diễn một nhạc cụ ở mức vừa phải: trường tổ chức kiểm tra năng khiếu để đánh giá thí sinh phù hợp với ngành đào tạo đặc thù nên nội dung và cách thức thi chỉ ở mức vừa phải
Trường nào đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống?
Ngoài số điểm chuẩn thì vấn đề trường đào tạo cũng được không ít các bạn học sinh quan tâm. Vậy làm thế nào để lựa chọn được trường đại học phù hợp với khả năng của mình? Bạn có thể dựa vào số điểm chuẩn vài năm trước của từng trường để cân nhắc lựa chọn các trường đại học sau đây:
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
Khu vực miền Trung:
- Học viện âm nhạc Huế
Khu vực miền Nam:
- Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Trà Vinh
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Muốn biết bản thân mình có phù hợp với ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống hay không, sau đây hãy cùng điểm qua những tố chất của người trong ngành này. Hãy xem bản thân mình đáp ứng được bao nhiêu tố chất để đưa ra lựa chọn đúng đắn.
- Có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh
- Có năng khiếu và đam mê lĩnh vực âm nhạc
- Có kiến thức cơ bản, am hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam gắn liền với sự ra đời của các loại nhạc cụ
- Tự tin khi biểu diễn trước đám đông, trên sân khấu
- Có kỹ thuật biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống
- Ham học hỏi, tìm tòi kiến thức liên quan đến các loại nhạc cụ và kỹ thuật trình diễn
- Kiên trì, đam mê và sáng tạo
Cơ hội việc làm dành cho ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, các bạn sinh viên có thể tham khảo các công việc sau đây:
- Làm việc tại các đoàn biểu diễn nghệ thuật, sở văn hóa, thể thao và du lịch
- Biểu diễn nhạc cụ cho các chương trình âm nhạc
- Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, đào tạo âm nhạc và biểu diễn nhạc cụ
- Làm việc cho các đài phát thanh, truyền hình, báo chí
- Kinh doanh, cung cấp các loại nhạc cụ dân tộc
- Giảng dạy tại các trường THCS, THPT có môn âm nhạc truyền thống; các nhạc viện, học viện, cao đẳng, đại học có đào tạo về âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật,…
Mức lương của người làm ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là bao nhiêu?
Về mức lương của ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí công việc đảm nhiệm mà có sự chênh lệch khác nhau. Cụ thể như sau:
- Đối với những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm biểu diễn thì mức lương có thể dao động từ 5 – 6 triệu/tháng
- Đối với những người có thâm niên trong nghề lâu hơn, thành thạo kỹ thuật biểu diễn thì có thể kiếm được 7 – 10 triệu/ tháng
Thu nhập trong ngành này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô của chương trình mà bạn biểu diễn, tần suất đi diễn,…
Kết luận
Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống mang nét đẹp của văn hóa dân tộc. Nếu bạn là một người trẻ đam mê nghệ thuật và muốn gìn giữ vẻ đẹp văn hóa của quê hương, đất nước thì đây là ngành học thích hợp dành cho bạn. Khi theo đuổi ngành học này, bạn có cơ hội tiếp xúc với những loại nhạc cụ truyền thống từ đời ông cha ta và sử dụng nó để tạo ra những bản nhạc hay phục vụ cho khán giả. Những người nghệ sĩ tài ba có thể tạo ra thứ âm nhạc mang lại niềm vui và xoa dịu con người. Chúc các bạn sớm có thể trở thành những người nghệ sĩ như thế trong tương lai.