Từ lâu, ngành Quản lý Nhà nước đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng để đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ cống hiến cho bộ máy Nhà nước. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước trong mọi lĩnh vực, nhu cầu nhân sự ngành Quản lý Nhà nước cũng ngày một tăng cao. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các sinh viên ngành Quản lý Nhà nước. Vậy thì, ngành học này là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.
Ngành Quản lý Nhà nước là học gì?
Quản lý Nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm xác lập trật tự xã hội ổn định và phát triển xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Bên cạnh đó, ngành học này cũng nghiên cứu về những thủ tục hành chính nhà nước, về những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, về tư tưởng của Nhà nước trong các hoạt động chính trị – xã hội.
Các khối thi vào ngành Quản lý Nhà nước là gì?
Các cơ sở đào tạo ngành Quản lý Nhà nước thường xét tuyển bằng những khối thi sau đây:
- Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối A09: Toán Học, Địa Lý, GDCD
- Khối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn
- Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối C02: Ngữ Văn, Toán Học, Hóa Học
- Khối C03: Ngữ Văn, Toán Học, Lịch Sử
- Khối C04: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý
- Khối C14: Ngữ Văn, Toán Học, GDCD
- Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
- Khối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh
- Khối D11: Ngữ Văn, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh
- Khối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh
- Khối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh
Điểm chuẩn thi vào ngành Quản lý Nhà nước là bao nhiêu?
Các trường đào tạo ngành học thường xét tuyển bằng 2 hình thức: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ 6 đến 21 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường ở mức từ 14 đến 26 điểm. Ngoài ra, thí sinh nên lưu ý rằng điểm chuẩn có thể thay đổi tùy theo từng chuyên ngành cụ thể. Ví dụ, vào năm 2020, Học viện Báo chí Tuyên truyền yêu cầu 21.72 điểm cho chuyên ngành Quản lý hành chính Nhà nước và 21.9 điểm cho chuyên ngành Quản lý xã hội.
Vào năm 2022, điểm chuẩn của chuyên ngành Quản lý Nhà Nước có nhiều sự biến đổi, mức điểm rơi vào khoảng từ 14 điểm đến 24,7 điểm (mức thang 30). Các bạn cần truy cập vào website tuyển sinh của từng trường để biết thêm chi tiết.
Các trường nào đào tạo ngành Quản lý Nhà nước?
Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành QLNN trên toàn quốc:
Khu vực miền Bắc
- Đại Học Kinh Bắc
- Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
- Đại Học Thành Đông
- Đại Học Nội Vụ
- Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam
- Đại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị
- Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Học Viện Chính Sách và Phát Triển
Khu vực miền Trung
- Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
- Đại Học Vinh
- Đại Học Quy Nhơn
- Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum
- Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
- Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Đại Học Trà Vinh
- Đại học Thủ Dầu Một
- Học viện cán bộ TPHCM
Ngành Quản lý Nhà nước gồm những chuyên ngành nào?
Đây là ngành khoa học nghiên cứu toàn bộ quy trình chấp hành, điều hành và quản lý hành chính do cơ quan hành pháp của bộ máy Nhà nước. Vì tính bao quát của ngành, sinh viên dễ cảm thấy nhàm chán và mông lung trong quá trình học tập và nghiên cứu. Vì vậy, ngành học này thường được chia ra thành các chuyên ngành cụ thể hơn. Cụ thể đó là:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Quản lý xã hội
- Khoa học quản lý Nhà nước
- Quản lý kinh tế
- Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
- Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa
- Truyền thông chính sách
Liệu bạn có phù hợp với ngành Quản lý Nhà nước?
Để trả lời được câu hỏi trên, bạn có thể cân nhắc, xem xét những tố chất sau:
- Trung thành với Đảng, nhà nước
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao
- Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả
- Có tinh thần đoàn kết và kỹ năng làm việc nhóm
- Linh hoạt, nhạy bén trong việc giải quyết các vấn đề hoặc sự cố
- Có óc sáng tạo và tinh thần ham học hỏi
- Có vốn hiểu biết xã hội
- Tinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc.
Học ngành Quản lý Nhà nước cần giỏi môn gì?
Quản lý Nhà nước là một bộ phận của chính trị và xã hội học, vì thế hầu hết các trường đào tạo ngành này đều xét tuyển bằng các khối C và D. Nếu bạn yêu thích ngành QLNN, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn khoa học xã hội cũng như vốn hiểu biết thực tế về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Tuy nhiên, nếu bạn không thực sự tự tin với các môn khoa học xã hội, bạn có thể xét tuyển bằng các khối A hoặc lựa chọn hình thức xét điểm học bạ THPT.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Quản lý Nhà nước như thế nào?
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên khá đa dạng và phong phú. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại một số vị trí công tác sau:
- Công chức, viên chức Nhà nước
- Nhân viên quản lý hành chính
- Trợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp
- Cố vấn hành chính
- Cán bộ hành chính văn phòng
Mức lương ngành Quản lý Nhà nước như thế nào?
Mức lương dành cho người làm ngành QLNN tùy thuộc vào vị trí công tác của bạn. Nếu bạn công tác trong các cơ quan Nhà nước, mức lương của bạn sẽ được tính theo quy định hiện hành. Nếu bạn công tác trong các tổ chức tư nhân, thu nhập của bạn sẽ tùy thuộc vào năng lực làm việc, kinh nghiệm tích lũy được cũng như quỹ lương của công ty. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:
- Công chức, viên chức Nhà nước – 12 triệu đồng/tháng
- Nhân viên quản lý hành chính – 15 triệu đồng/tháng
- Trợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp – 12 triệu đồng/tháng
- Cố vấn hành chính – 20 triệu đồng/tháng
- Cán bộ hành chính văn phòng – 12 triệu đồng/tháng
Kết luận
Mặc dù Quản lý Nhà nước không phải là một ngành quá nổi bật so với các khối ngành khác, đây vẫn là một ngành học mang lại cho bạn nhiều cơ hội việc làm cũng như cơ hội phát triển bản thân. Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có đầy đủ vốn kiến thức và kỹ năng để dự thi công chức Nhà nước hoặc làm việc trong bộ phận hành chính, nhân sự của các công ty tư nhân. Nếu bạn yêu thích các bộ môn khoa học xã hội hoặc muốn góp phần cống hiến cho bộ máy Nhà nước, ngành QLNN là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.
Cho em hỏi là học Quản lí nhà nước sau khi ra trường phải tự kiến việc hay được sắp xếp ạ
Cho em hỏi ngành QLNN sau khi ra trường là mình tự kiếm việc làm hay được sắp sếp ạ
Dạ cho e hỏi là nghành QLNN cs xét tuyển ko ạ…. Nếu cs thì xét tuyển như thế nào cũng như điểm của thi ĐGNL sẽ dao động ra sao ạ…Và nghành QLNN là sẽ được học những gì ạ.. Mong ad giải đáp thắc mắc của e ạ.. E xin cảm ơn..
Dạ cho em hỏi là mình học bên quản lý nhà nước sau khi ra trường thì công việc được sắp xếp hay sao ạ
e muốn tìm hiểu về ngành quản lý nhà nước chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước , mong được giải thích ạ !
hiện nay thì có trường nào đào tạo về ngành quản lý nhà nước ạ
Học ngành QLNN ra thì có dễ bị thất nghiệp ko ạ. Và cần có những tố chất như thế nào mới học được QLNN ạ
cần có những tố chất nào để thích hợp với ngành này ạ?
Đội ngũ Reviewedu đã gửi đáp án về mail. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Em muốn tìm hiểu nhiều hơn về ngành quản lý nhà nước ạ. Và khi làm ngành này thì mình có cần phải xét lý lịch không ạ?
Học Quản lý Nhà Nước là học những gì ạ? Mong admin giải đáp
Em muốn tìm hiểu về quản lý nhà nước
Đội ngũ Reviewedu đã gửi đáp án về mail. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Có trường nào xét học bạ THPT kh ạ