Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhu cầu thương mại quốc tế và xây dựng các mối quan hệ ngoại giao ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến nhu cầu nhân sự trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ hoặc các công ty đa quốc gia tăng vọt. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho các cử nhân ngành Quan hệ quốc tế. Vậy thì, ngành này học những gì? Cơ hội việc làm và đãi ngộ dành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.
Ngành Quan hệ quốc tế là học gì?
Quan hệ quốc tế là ngành khoa học nghiên cứu về quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và các vấn đề toàn cầu khác giữa các quốc gia, tổ chức phi chính phủ và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh đó, ngành QHQT còn nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, văn hóa học, tâm lý học, nhân loại học,… nhằm giúp sinh viên có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc sau này. Các môn học tiêu biểu của ngành chính là: Báo chí và thông tin đối ngoại, Đàm phán quốc tế, Luật kinh doanh quốc tế, Nghiệp vụ ngoại thương, Các tổ chức quốc tế, v.v
Các khối thi vào ngành Quan hệ quốc tế là gì?
Các cơ sở đào tạo ngành Quan hệ quốc tế thường xét tuyển các khối thi sau:
- Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
- Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
- Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH
- Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
- Khối D03: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Pháp
- Khối D04: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Trung
- Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
- Khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh
- Khối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh
- Khối D72: Ngữ Văn, KHTN, Tiếng Anh
- Khối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh
Điểm chuẩn vào ngành Quan hệ quốc tế là bao nhiêu?
Các cơ sở đào tạo chuyên ngành này thường tuyển sinh bằng 3 hình thức: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG, xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt từ 8 – 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 14 đến 35 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực, mức điểm chuẩn được áp dụng là 700 – 850 điểm. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn đưa ra một vài tiêu chí phụ khi tuyển sinh. Sau đây là một vài tiêu chí phụ thường gặp:
- Điểm tiếng Anh ≥ 8.6
- Thứ tự nguyện vọng từ 1 đến 3
- Chỉ tuyển thí sinh nam/nữ
Các trường nào đào tạo ngành Quan hệ quốc tế?
Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành QHQT trên toàn quốc:
Khu vực miền Bắc
- Học Viện Ngoại Giao
- Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
- Học Viện Khoa Học Quân Sự – Hệ Quân sự
Khu vực miền Trung
- Đại Học Dân Lập Duy Tân
- Khoa Quốc tế – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
- Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
- Đại Học Kinh Tế – Tài Chính TPHCM
- Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM
- Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Ngành Quan hệ quốc tế gồm những chuyên ngành nào?
Ngành Quan hệ quốc tế thường được chia thành 2 chuyên ngành sau:
Nghiệp vụ ngoại giao
Đây là chuyên ngành cung cấp những kiến thức nền tảng về các mối quan hệ quốc tế. Cụ thể, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những nghiệp vụ ngoại giao, kỹ năng giao tiếp trong hoạt động đối ngoại, kỹ năng tổ chức, quản lý, giám sát, tham mưu, tư vấn về đối ngoại và hợp tác quốc tế.
Nghiệp vụ báo chí quốc tế
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về kỹ năng viết tin, bài và kỹ năng phỏng vấn, điều tra. Các bạn sinh viên chuyên ngành Nghiệp vụ báo chí quốc tế còn được rèn luyện các kỹ năng phát ngôn, dịch thuật, thực hiện hoạt động đối ngoại để có thể tác nghiệp trong môi trường quốc tế.
Các tiêu chí để lựa chọn trường theo học Ngành Quan hệ quốc tế
Việc lựa chọn trường Đại học là một vấn đề rất khó khăn đối với các bạn thí sinh. Bởi trường Đại học là nơi mà bạn sẽ gắn bó suốt 4 năm liền, là nơi định hình bạn là ai trong tương lai. Vậy nên việc chọn trường là một việc vô cùng quan trọng và cần cân nhắc kỹ lưỡng. Có một số tiêu chí lựa chọn trường mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Xếp hạng thứ bậc của trường
- Chi phí học tập
- Môi trường học tập
- Đội ngũ giảng viên của trường ( xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế, xấp hạng theo tiêu chuẩn Việt Nam, đánh giá từ các sinh viên,..)
- Có chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chuẩn quốc tế và liên tục được cập nhập, đổi mới
- Cơ sở vật chất đạt chuẩn
- GIá trị được công nhận của bằng cấp
- Hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
Liệu bạn có phù hợp với ngành Quan hệ quốc tế?
Ngành học này được sinh ra từ nhu cầu hội nhập và thương mại quốc tế. Vì thế, nếu muốn theo đuổi lĩnh vực này, bạn sẽ cần có những tố chất sau đây:
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Năng lực sử dụng ngoại ngữ
- Khả năng nắm bắt và ứng dụng các xu hướng hiện có trong kinh tế, chính trị
- Hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng của các quốc gia trên thế giới
- Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
- Khả năng ứng biến nhanh nhạy khi giải quyết các sự cố phát sinh
- Khả năng làm việc dưới áp lực cao
Học ngành Quan hệ quốc tế cần giỏi môn gì?
Hầu hết các trường đào tạo ngành QHQT thường xét tuyển bằng khối C và D. Vì vậy, nếu bạn yêu thích ngành này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn khoa học xã hội như Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý. Ngoài ra, bạn cũng cần trau dồi năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để có thể theo kịp chương trình giảng dạy Quan hệ quốc tế tại trường đại học. Nếu bạn muốn theo học ngành QHQT nhưng lại không tự tin với các môn học kể trên, bạn có thể lựa chọn các trường xét tuyển bằng khối A hoặc xét điểm học bạ THPT.
Cơ hội việc làm dành cho ngành Quan hệ quốc tế như thế nào?
Ngành QHQT chỉ mới được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng cách đây không lâu. Vì vậy, các công ty, cơ quan và các tổ chức đang trong “cơn khát” nhân sự ngành này cũng bởi những lý do trên. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tham khảo một số vị trí làm việc sau:
- Chuyên viên đối ngoại
- Chuyên viên điều phối dự án
- Biên dịch viên
- Phiên dịch viên
- Hướng dẫn viên du lịch
- Giảng viên
- Chuyên viên đại diện thương mại
Mức lương ngành Quan hệ quốc tế như thế nào?
Ngoài cơ hội việc làm, mức thu nhập cũng là một vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm khi chọn ngành. Nếu bạn yêu thích ngành Quan hệ quốc tế, bạn có thể yên tâm rằng thu nhập tương lai của bạn sẽ khá cao. Thậm chí, sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm làm việc, thu nhập của bạn có thể tăng gấp vài lần so với khi bạn mới ra trường. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:
- Chuyên viên đối ngoại – 20 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên điều phối dự án – 15 triệu đồng/tháng
- Biên dịch viên – 25 triệu đồng/tháng
- Phiên dịch viên – 25 triệu đồng/tháng
- Hướng dẫn viên du lịch – 35 triệu đồng/tháng
- Giảng viên Quan hệ quốc tế – 12 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên đại diện thương mại – 20 triệu đồng/tháng
Kết luận
Mặc dù ngành Quan hệ quốc tế mang đến cho bạn nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc, bạn sẽ nhận được mức thu nhập và đãi ngộ hoàn toàn xứng đáng. Nếu bạn có hứng thú nghiên cứu về mối quan hệ giữa các quốc gia thì đây chính là một ngành học rất đáng để cân nhắc. Ngoài ra, ngành học này cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn được thoải mái về mặt tài chính sau khi tốt nghiệp. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công Nghệ TP HCM (HUTECH) mới nhất
Cho em hỏi khờ cái với ạ, giả sử em đk thi nghành này vào USSH khối A01 thì mình coi điểm chuẩn A01 ở đâu vậy ad
ngành này có các khối thi nào?
ngành này có các khối thi nào ạ?
Các cơ sở đào tạo ngành Quan hệ quốc tế thường xét tuyển các khối thi sau:
Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
Khối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH
Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
Khối D03: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Pháp
Khối D04: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Trung
Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
Khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh
Khối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh
Khối D72: Ngữ Văn, KHTN, Tiếng Anh
Khối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh