Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay chính là ngành dầu khí. Nó cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng rất nhanh trong tương lai và cũng cần nguồn nhân lực lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Chính vì lý do đó, ngành công nghệ dầu khí và khai thác dầu đang được quý bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh quan tâm. Bài viết sau xin cung cấp một số thông tin bao quát về ngành này.
Ngành công nghệ dầu khí và khai thác dầu là gì?
Công nghệ dầu khí (tiếng Anh: Petroleum Engineering) là ngành đào tạo những kỹ sư có đủ bản lĩnh chính trị, học vấn, sức khỏe, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kỹ năng về khâu thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, thiết kế, quản lý sản xuất… trong lĩnh vực Kỹ thuật dầu khí. Các kỹ năng như: tìm kiếm thăm dò, xử lý và thực hành công tác thí nghiệm, khoan khai thác tại hiện trường, kỹ năng đo vẽ bản đồ, phân tích, đánh giá tầng chứa, tính trữ lượng dầu khí… cũng sẽ được đề cập trong chương trình đào tạo.
Theo học ngành này, người học có năng lực phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý mỏ, kỹ thuật khoan, khai thác. Hơn nữa, sinh viên cũng sẽ phát huy được năng lực giao tiếp một cách hiệu quả, kỹ năng lắng nghe, tra cứu tài liệu, kỹ năng ghi chép… Bên cạnh đó, ngành học này còn rèn luyện sinh viên có tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức nghề nghiệp trong việc ứng dụng các phương pháp kỹ thuật để tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phù hợp với bối cảnh phát triển toàn cầu xã hội.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này là gì?
Đối với ngành CNDK&KTD, chỉ có 2 tổ hợp xét tuyển. Đó là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành công nghệ dầu khí & khai thác dầu là bao nhiêu?
Ngành này có mức điểm chuẩn năm 2020 là 23 điểm. Mức điểm này dựa trên điểm thi THPTQG.
Các trường nào đào tạo ngành công nghệ dầu khí và khai thác dầu?
Hiện tại, ngành CNDK&KTD chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này ở miền Trung. Đó là trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin của trường trên trang website tuyển sinh riêng.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để có quyết định đúng đắn hơn trước khi đưa ra quyết định có nên theo đuổi ngành này hay không, các bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau:
- Đam mê ngành dầu khí
- Sức khỏe, thể lực tốt
- Khả năng phân tích, đánh giá
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Khả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu
- Kỹ năng ghi chép, thuyết trình, báo cáo
- Ứng dụng kỹ thuật công nghệ, công cụ hiện đại thực tế vào trong ngành nghề
- Kỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm
- Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin
- Sử dụng tốt tiếng Anh
- Luôn trau dồi bản thân
- Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
- Thường xuyên phải đi công tác, xa nhà
- Chịu được áp lực cao về yêu cầu công việc
Học ngành công nghệ dầu khí và khai thác dầu cần học giỏi môn gì?
Sinh viên chuyên ngành này nên chú trọng đầu tư cho bản thân ít nhất ở 03 môn học. Cụ thể là:
- Toán học: Là một môn học không thể bỏ qua đối với khối ngành khoa học tự nhiên. Như có thể thấy, khối xét tuyển vào ngành CNDK & KTD là A00 và A01, không khó để nhận ra chúng có điểm chung là môn Toán học. Khi có kiến thức vững vàng về Toán học, sinh viên sẽ cảm thấy tự tin hơn khi học những môn chuyên ngành có liên quan đến tính toán, tư duy phân tích hay xử lý vấn đề.
- Vật lý: Đây cũng là môn học mà các bạn nên lưu tâm. Bởi vì các môn chuyên ngành sử dụng kiến thức của bộ môn này khá nhiều. Ví dụ như: Dung dịch khoan và xi măng, vật lý vỉa, cơ lưu chất…
- Tiếng Anh: Môn học bắt buộc ở tất cả các trường đại học ở Việt Nam. Tiếng Anh sẽ là công cụ đắc lực khi học tập, phân tích tài liệu và làm việc với các đối tác người nước ngoài.
Cơ hội việc làm dành cho ngành công nghệ dầu khí và khai thác dầu như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư của ngành có thể có cơ hội việc làm đa dạng và phong phú. Cụ thể các vị trí đó là:
- Nghiên cứu: Trong viện nghiên cứu như: Viện Hóa học công nghiệp, Viện Công nghệ hóa, phòng thí nghiệm, nghiên cứu của trường đại học, công ty dầu khí.
- Giảng dạy: Trong nhà trường, tham dự các hội nghị khoa học chuyên ngành liên quan.
- Nhà nghiên cứu khoa học: Thiết kế công trình KTDK, đề xuất nhà sản xuất áp dụng phương pháp tăng hệ số thu hồi dầu khí, giảm chi phí.
- Nhà tư vấn: Nghiên cứu, nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế.
- Kỹ sư, kỹ thuật viên thực hành: Điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý sự cố ở các giếng khai thác.
Như vậy có thể nhận định rằng, ngành CNDK&KTD đem lại cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên của ngành, giúp phát huy đúng chuyên môn đã được đào tạo, rèn luyện.
Mức lương dành cho người làm ngành công nghệ dầu khí và khai thác dầu là bao nhiêu?
- Mức thu nhập khởi điểm của một kỹ sư ngành này sẽ ở mức 500 – 1000 USD/tháng (tương ứng 11 – 23 triệu VNĐ/tháng).
- Đối với các kỹ sư đã có kinh nghiệm: mức lương trên 2000 USD/tháng là hoàn toàn khả thi.
Vai trò của Ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu
Kết luận
Ngành công nghệ kỹ thuật dầu khí và khai thác dầu đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Ngành này không chỉ đem lại cơ hội làm việc cho sinh viên mới ra trường, nó còn giúp thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia, khu vực khai thác dầu khí. Hi vọng các bạn đã có thể hiểu được một số khía cạnh của chuyên ngành này thông qua bài viết. Chúc các bạn có một kỳ thi thuận lợi.