Ngành Khoa học tính toán đang được rất nhiều thí sinh quan tâm xét tuyển hiện nay. Ngành này thuộc vào nhóm ngành Toán học. Nhưng các thông tin về ngành Khoa học tính toán vẫn còn rất hạn chế. Để giúp các bạn thí sinh nắm bắt được điều kiện cũng như hiểu rõ hơn về ngành này. Bài viết sau đây, ReviewEdu.net sẽ tổng quan một số thông tin và chi tiết về ngành học.
Ngành Khoa học tính toán là gì?
Ngành Khoa học tính toán là một lĩnh vực thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ/tiến sĩ. Nghĩa là các bạn đã phải có sẵn kiến thức tính toán cơ bản của Toán học để áp dụng vào thực tiễn. Điều này giúp nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của các ngành khoa học và kỹ thuật khác. Khi đã ở mức đào tạo trình độ cao thì các bạn sẽ biết kết hợp những kiến thức chuyên môn nhiều lĩnh vực lại với nhau. Từ đó, bạn biết phân tích dữ liệu (data analysis) từ các nguồn dữ liệu lớn.
Theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu. Bên cạnh đó, bạn sẽ được học kết hợp giữa khoa học tính toán và khoa học dữ liệu. Điều này giúp cho bạn có thêm khả năng tính toán và mô phỏng số…
Các khối thi vào ngành Khoa học tính toán là gì?
Hiện tại, trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường đưa ra chương trình đào tạo Thạc sĩ/Tiến sĩ ngành Khoa học tính toán. Vì đây là ngành đào tạo sau Thạc sĩ nên người học theo học ngành này không cần phải tham gia thi THPTQG. Do đó mà cũng không có các khối thi vào ngành.
Điểm chuẩn ngành Khoa học tính toán là bao nhiêu?
Vì là chương trình đào tạo ngành Khoa học tính toán là bậc thạc sĩ/tiến sĩ nên ngành ngành không yêu cầu điểm chuẩn. Chính vì thế, điều kiện xét tuyển đầu vào cũng khá cao. Tuy nhiên, để trở thành nghiên cứu sinh bạn cần đáp ứng 4 điều kiện sau. Đầu tiên, bạn phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Thứ hai là ngành bạn theo học phải đúng chuyên ngành và các lĩnh vực liên quan. Thứ ba, bạn phải đáp ứng ứng được điều kiện đầu vào Tiếng anh theo quy định. Thứ tư, bạn ít nhất phải là 1 tác giả trong 1 bài báo nào đó viết về đúng chuyên ngành học của mình.
Ngành Khoa học tính toán bao gồm những chuyên ngành nào?
Ngành Khoa học tính toán không bao gồm chuyên ngành nhỏ. Tuy nhiên, ngành bao gồm các hướng nghiên cứu sau:
- Cơ học tính toán
- Toán học tính toán
- Vật lý tính toán
- Hóa học tính toán
- Sinh học tính toán
- Y sinh học tính toán
- Vật liệu tính toán
- Tính toán thống kê
- Trí tuệ nhân tạo
- Tối ưu hóa
- Cơ điện tử tính toán,…
Các trường nào đào tạo ngành Khoa học tính toán?
Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Khoa học tính toán đã được mở ở nhiều trường đại học trên thế giới như: Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Học viện kỹ thuật MIX,… Hòa cùng với xu hướng chung của thế giới và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, Đại học Tôn Đức Thắng là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao trình độ Tiến sĩ ngành Khoa học tính toán.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để có thể theo được ngành học này, bạn cần có một số các tố chất sau đây:
- Thông minh, tư duy logic tốt, sáng tạo;
- Có khả năng suy luận, xâu chuỗi, phân tích các sự kiện;
- Khả năng sáng tạo và khám phá các giả thuyết mới;
- Yêu thích và có khả năng làm việc lâu với máy tính;
- Yêu thích, đam mê khoa học, thích các trò chơi trí tuệ;
- Học xuất sắc môn toán, đặc biệt là môn đại số;
- Ngoại ngữ là điều rất cần thiết cho công việc.
Học ngành Khoa học tính toán cần giỏi những môn gì?
Trên phương diện các khối để xét tuyển thì ta nhận thấy môn Toán là môn học quan trọng nhất. Vì vậy, trang bị kiến thức cũng như nền tảng vững chắc cho môn toán là rất cần thiết. Bạn phải thực sự học xuất sắc môn Toán. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển mà còn hỗ trợ bạn sau này. Bên cạnh đó, Ngoại ngữ là vô cùng cần thiết với công nghệ hiện đại hiện nay. Bạn hiểu được ngoại ngữ, tức là bạn hiểu được tài liệu chuyên ngành. Có ngoại ngữ là một lợi thế. Ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt thông tin trên toàn thế giới.
Cơ hội việc làm của ngành này ra sao?
Sau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chuyên ngành. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể đảm nhận một số vị trí công tác sau đây:
- Nghiên cứu viên tại các Trung tâm, Viện nghiên cứu phát triển.
- Chuyên viên, kỹ thuật viên các doanh nghiệp, công ty, cơ quan quản lý kinh tế, tài chính,…
- Làm việc cho các hệ thống ngân hàng và các chi nhánh trên toàn quốc.
- Giảng viên dạy môn Toán, khoa học tính toán tại các trường Đại học, Cao đẳng…
- Làm việc tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời vận dụng những kiến thức toán học đi đôi với khoa học kỹ thuật..
- Nghiên cứu và phát triển các mô hình dự báo tại các trung tâm, các trường, viện nghiên cứu. Làm việc tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp có trang bị hệ thống thông tin, có nhu cầu về lĩnh vực khai thác thông tin,…
Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?
Trên thực tế, mức lương của những người làm trong ngành học này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như khu vực làm việc, vị trí đảm nhiệm công việc, năng lực chuyên môn,… Mức lương trung bình dành cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm ở mức 5 – 7 triệu mỗi tháng. Đối với những người có kinh nghiệm thì mức lương sẽ đạt mức 8 – 15 triệu mỗi tháng.
Một số ứng dụng của Khoa học tính toán
- Những nhà khí tượng học sử dụng các mô phỏng trên máy tính để dự đoán thời tiết, những thay đổi lâu dài của khí hậu và nghiên cứu những hiện tượng như bão xoáy và vòi rồng.
- Kĩ sư hàng không sử dụng máy tính để giả lập dòng không khí xung quanh máy bay.
- Kĩ sư cơ học giả lập những va chạm của ô tô để thiết kế những tính năng an toàn.
- Trong hoạt động sản xuất và vận hành của các doanh nghiệp, những phần mềm chuyên biệt chạy trên hệ thống các máy tính nối mạng được dùng để quản lý những dòng thông tin phức tạp từ vật tư, tài chính, hậu cần,
- Các mô hình mô phỏng và kịch bản giao thông khác nhau trên máy tính trở thành các công cụ thiết yếu để đưa ra những kịch bản điều tiết giao thông
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng quan và chi tiết về ngành Khoa học tính toán. Mong rằng các bạn sẽ nắm bắt được các điều kiện cần và đủ để đưa ra lựa chọn phù hợp về ngành học của mình. Chúc các bạn thành công!