Mức lương của Kế toán Bệnh viện là bao nhiêu? Ngành Kế toán Bệnh viện dễ xin việc không?

Lương Kế toán bệnh viện

Bệnh viện là một trong những cơ quan y tế quan trọng, có nhiều hoạt động tài chính và liên quan đến nhiều khoản thu chi. Do đó, vị trí nhân viên kế toán bệnh viện là rất quan trọng và có nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng kế toán. Dưới đây chính là thông tin hữu ích cho bạn về vị trí kế toán bệnh viện. Đồng thời giúp các bạn trả lời câu hỏi lương Kế toán bệnh viện mới ra trường là bao nhiêu? Học Kế toán dễ xin việc không? Cùng Reviewedu.net tìm hiểu kỹ hơn qua những nội dung tại bài viết dưới đây nhé!

Kế toán Bệnh viện có dễ xin việc không?

Việc xin vị trí kế toán tại các bệnh viện có thể khá cạnh tranh và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bệnh viện đang có nhu cầu tuyển dụng kế toán, việc xin việc có thể dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu đội ngũ kế toán hiện tại của bệnh viện đang ổn định và không có nhu cầu mở rộng, việc xin việc có thể khó hơn.

Vị trí nhân viên kế toán tại các bệnh viện có thể thu hút nhiều ứng viên có năng lực và kinh nghiệm. Việc cạnh tranh với những ứng viên khác có thể khiến việc xin việc trở nên khó khăn hơn.

Kế toán Bệnh viện có dễ xin việc không?
Kế toán Bệnh viện có dễ xin việc không?

Tuy nhiên, nếu ứng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc. Có mạng lưới quan hệ tốt và lưu ý đến tuyển dụng của các bệnh viện, việc xin việc sẽ không quá khó khăn.

Học Kế toán Bệnh viện ra làm việc ở đâu?

Kế toán bệnh viện làm việc trong các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác như:

Phòng khám, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các tổ chức y tế,…

Kế toán bệnh viện có thể làm việc trong các bộ phận tài chính, kế toán, kế hoạch, đầu tư và các bộ phận khác của bệnh viện. Có thể được phân công vào các bộ phận khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu và nhu cầu của bệnh viện đó.

Định hướng phát triển của ngành Kế toán bệnh viện trong tương lai

Hiện nay, các bệnh viện đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, quản lý tài chính hiệu quả và cải thiện hiệu quả hoạt động. Với những mục tiêu đó, việc tuyển dụng các chuyên gia kế toán và quản lý tài chính có trình độ cao, kinh nghiệm và kỹ năng là rất quan trọng.

Định hướng phát triển của vị trí kế toán tại các bệnh viện tại Việt Nam trong tương lai sẽ xoay quanh việc nâng cao chất lượng. Quản lý tài chính và đảm bảo tính minh bạch, minh chứng trong hoạt động tài chính của các bệnh viện. Đảm bảo rằng mọi giao dịch tài chính của bệnh viện đều được ghi nhận đầy đủ, chính xác và minh bạch. Đồng thời hỗ trợ quản lý bệnh viện trong việc đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về báo cáo tài chính.

Đồng thời, vị trí kế toán tại các bệnh viện tại Việt Nam cũng đang có xu hướng tích hợp với các công nghệ số để tăng cường hiệu quả quản lý tài chính. Các hệ thống quản lý tài chính và kế toán được tích hợp với các phần mềm quản lý.

Kế toán bệnh viện mới ra trường lương bao nhiêu?

Với một công việc đầy sự vất vả như vậy, nhiều người quan tâm đến mức lương mà các kế toán viên tại bệnh viện công có thể kiếm được. Hiện nay, việc tính toán lương cho vị trí này được quy định bởi nhà nước, đặc biệt đối với những người làm công chức. Vì thế, mức lương của các kế toán viên sẽ dựa trên ngạch lương của các cán bộ và viên chức tại bệnh viện.

Với các vị trí kế toán tại các doanh nghiệp hoặc bệnh viện tư nhân, mức lương thường dao động từ 9 đến 15 triệu đồng/tháng. Nhưng đối với sinh viên mới ra trường, mức lương thường sẽ hạn chế hơn vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì thế mức lương thường sẽ dao động từ 5 – 8 triệu đồng. Tuy nhiên, đây cũng là con số biến động tùy thuộc vào vị trí công việc mà nhân viên đảm nhận. Các nhân viên kế toán làm tốt và đáp ứng được các chỉ tiêu đề ra thường được đánh giá cao và có thể được xét tăng lương 6 tháng một lần.

Muốn trở thành Kế toán bệnh viện thì cần học giỏi các môn nào?

Muốn trở thành một nhân viên Kế toán bệnh viện thì bạn phải có bằng đại học về ngành Kế toán.

Hiện nay, các trường Đại học – Cao đẳng xét các tiêu chí để tuyển sinh viên vào ngành Kế toán. Dựa trên những tổ hợp môn học sau:

  • A00: Toán, Lý, Hóa.
  • A01: Toán, Lý, Tiếng Anh.
  • A04: Toán, Lý, Địa.
  • A07: Toán, Sử, Địa.
  • A16: Toán, Văn, Khoa học tự nhiên.
  • B00: Toán, Hóa, Sinh.
  • C01: Toán, Văn, Lý.
  • D01: Toán, Văn, Tiếng Anh.
  • D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh.
  • D09: Toán, Sử, Tiếng Anh.
  • D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh.
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
  • D96: Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội.

Tuy nhiên, không phải trường đại học nào cũng xét tất cả các tổ hợp môn này. Mỗi trường có thể lựa chọn các tổ hợp môn phù hợp với tiêu chí của họ. Vì vậy, khi tham gia kỳ thi, thí sinh cần tìm hiểu thông tin chi tiết về tiêu chí tuyển sinh của trường để có thể chọn được tổ hợp môn phù hợp và chuẩn bị ôn thi một cách hiệu quả.

Muốn trở thành Kế toán bệnh viện thì cần học giỏi các môn nào?
Muốn trở thành Kế toán bệnh viện thì cần học giỏi các môn nào?

Nhiệm vụ của Kế toán bệnh viện

Vị trí này yêu cầu kiến thức đa dạng và bao gồm các quy trình quan trọng như tổng hợp sổ sách, chứng từ, tài chính, nguồn doanh thu và kiểm soát mọi hoạt động thu chi của bệnh viện. Vị trí này có thể khác biệt một số công việc tùy thuộc vào bệnh viện đó là công hay tư mà bạn muốn ứng tuyển.

Công việc của Kế toán bệnh viện

Các nhiệm vụ của kế toán bệnh viện bao gồm:

  • Thu thập, tổng hợp và xử lý các số liệu kế toán liên quan đến hoạt động của bệnh viện.
  • Hạch toán các khoản chi phí, doanh thu, thuế GTGT, khấu hao, công nợ, tài sản cố định, tài sản vô hình và lập báo cáo thuế và quyết toán thuế.
  • In sổ kế toán tổng hợp và chi tiết cho bệnh viện.
  • Đối chiếu dữ liệu giữa các đơn vị, dữ liệu tổng hợp và dữ liệu chi tiết.
  • Thống kê và tổng hợp sổ sách, chứng từ kế toán khi có yêu cầu.
  • Lưu trữ, sắp xếp và bảo quản các chứng từ, sổ sách theo đúng quy định pháp luật.
  • Kiểm tra định khoản, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, cân đối giữa các sổ sách và chứng từ.
  • Theo dõi và quản lý công nợ, đề xuất cho bệnh viện, đơn vị lập dự phòng hoặc xử lý nợ.
  • Cung cấp số liệu và giải trình số liệu cho ban giám đốc, cơ quan chức năng, cơ quan thuế, kiểm toán và thanh tra.
  • Lập báo cáo tài chính theo quý, niên độ kế toán và các báo cáo tài chính chi tiết giải trình, thuyết trình.
  • Hướng dẫn kế toán viên xử lý và định khoản các nghiệp vụ kế toán của bệnh viện.

Các kỹ năng cần có để trở thành một Kế toán bệnh viện

Một nhân viên kế toán bệnh viện có trách nhiệm quản lý và theo dõi các hoạt động tài chính của bệnh viện. Để có thể thực hiện công việc này, nhân viên kế toán bệnh viện cần phải có những kỹ năng sau:

  • Kiến thức về kế toán cơ bản và pháp luật tài chính.
  • Kỹ năng xử lý và phân tích số liệu tài chính.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán.
  • Kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và tư duy logic.
  • Cập nhật kiến thức mới nhất về kế toán và tài chính.

Ngoài những kỹ năng trên, khi làm việc thực tế bạn sẽ được đào tạo thêm những kỹ năng khác mà doanh nghiệp, bệnh viện… yêu cầu.

Quy trình đào tạo để trở thành một Kế toán bệnh viện

Muốn làm việc ở vị trí Kế toán bệnh viện, bạn phải có bằng Đại học ngành Kế toán. Chương trình đào tạo sinh viên ngành Kế toán tại Việt Nam thường kéo dài từ 3 đến 4 năm. Tùy thuộc vào trình độ của trường đại học hay cao đẳng mà sinh viên chọn học. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được giảng dạy bằng phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Để giúp họ có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kế toán sau khi tốt nghiệp.

Quy trình đào tạo

Chương trình đào tạo này bao gồm các môn học chính như:

  • Kế toán tài chính
  • Kế toán quản trị
  • Kiểm toán
  • Thuế

Ngoài ra, chương trình đào tạo còn bao gồm các môn học bổ trợ như:

  • Kinh tế học
  • Luật kinh tế
  • Tin học văn phòng
  • Tiếng Anh chuyên ngành

Ngoài các môn học lý thuyết, sinh viên còn phải tham gia các hoạt động thực tế và thực hành kế toán trong các doanh nghiệp. Và có cơ hội tham gia các khóa học, tập huấn chuyên đề để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Ngoài ra, sinh viên cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp, quản lý thời gian và tăng cường sự tự tin. Đây là các kỹ năng rất quan trọng trong lĩnh vực kế toán. Bởi vì kế toán viên cần phải làm việc với nhiều bên liên quan và đưa ra quyết định theo các thông tin tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.

Học Kế toán bệnh viện cần học bao lâu?

Thời gian đào tạo sinh viên ngành Kế toán tại các trường đại học thường là 4 năm để đạt bằng cử nhân.

Để học lên thạc sĩ trong lĩnh vực Kế toán, sinh viên thường cần hoàn thành chương trình đào tạo thêm khoảng 1-2 năm sau khi tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào quy định và chương trình đào tạo của từng trường đại học.

Ngoài ra, để đạt được bằng thạc sĩ, sinh viên cần hoàn thành một khóa học chuyên sâu và thường có yêu cầu thực tập hoặc làm luận văn tốt nghiệp. Bằng thạc sĩ trong lĩnh vực Kế toán sẽ giúp sinh viên có nhiều cơ hội nâng cao trình độ và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Các trường đào tạo Kế toán bệnh viện uy tín và chất lượng trên cả nước

Bạn đang tìm kiếm một trường đào tạo kế toán đáng tin cậy? Hãy khám phá ngay một số trường hàng đầu tại Việt Nam mà chúng tôi giới thiệu sau đây.

Khu vực phía Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Ngoài ra còn nhiều trường đào tạo ngành Kế toán mà bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Điểm chuẩn Kế toán tại các trường hiện nay

Điểm chuẩn ngành Kế toán tại các trường đại học Việt Nam hiện nay thường dao động trong khoảng từ 16 đến 25 điểm trở lên. Tuy nhiên, điểm chuẩn có thể thay đổi giữa các năm và giữa các trường. Ngoài điểm chuẩn, các trường đại học cũng có thể yêu cầu các điều kiện khác như kết quả học tập như đạt giải trong các kỳ thi quốc tế, hoặc có chứng chỉ tiếng Anh tương đương để đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên. Bạn có thể xem chi tiết điểm chuẩn và các yêu cầu khác trên website của từng trường đại học.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về mức lương của Kế toán bệnh viện chúng tôi cung cấp đến bạn. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan cho sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. Và đừng quên truy cập vào Reviewedu.net để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *