Học Bác sĩ Dinh dưỡng mới ra trường lương bao nhiêu và dễ xin việc không?

lương của Bác sĩ Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và hồi phục của cơ thể. Đặc biệt là trong các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe con người. Nhưng ngành học này vẫn còn mới mẻ đối với nhiều bạn trẻ. Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu kỹ hơn về ngành học này cùng với Lương của Bác sĩ Dinh dưỡng, Học Bác sĩ Dinh dưỡng dễ xin việc không? qua những thông tin cụ thể ở bài viết dưới đây nhé!

Học Bác sĩ Dinh dưỡng có dễ xin việc không?

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại Việt Nam, khoảng một nửa số bệnh viện tuyến tỉnh không có khoa dinh dưỡng. Và 3/5 khoa Dinh dưỡng không có cán bộ có trình độ đại học. Do đó, ngành dinh dưỡng ngày nay đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia. Với những Bác sĩ Dinh dưỡng chỉ được công nhận và tuyển dụng nếu bạn được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Theo quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BYT của Bộ Y tế, hoạt động dinh dưỡng tại các bệnh viện hiện nay như sau: Nếu mỗi bệnh viện có quy mô khoảng 100 giường bệnh trở lên thì Khoa Dinh dưỡng sẽ phải thành lập khoa dinh dưỡng. Trong mỗi khoa phải có ít nhất một nhân viên trên 100 giường bệnh. Chuyên ngành Dinh dưỡng điều trị sẽ là 1 trong 2 đối tượng sau: 

  • Bác sĩ đa khoa có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng từ 6 tháng trở lên
  • Điều dưỡng dinh dưỡng.

Trên thực tế, hiện nay đang thiếu hụt rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng để giải quyết vấn đề sức khỏe và chế độ ăn uống của mọi người. Chính vì vậy Bác sĩ Dinh dưỡng sau khi tốt nghiệp rất dễ xin việc.

Học Bác sĩ Dinh dưỡng có dễ xin việc không?
Học Bác sĩ Dinh dưỡng có dễ xin việc không?

Học Bác sĩ Dinh dưỡng ra làm việc ở đâu?

Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng đang rộng mở hơn bao giờ hết. Khi bạn có bằng cấp về dinh dưỡng, Reviewedu.net sẽ gợi ý một số công việc sau:

  • Kỹ thuật viên dinh dưỡng: Bác sĩ Dinh dưỡng thường làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe để đảm bảo rằng bệnh nhân đang có chế độ ăn uống phù hợp và luôn khỏe mạnh. 
  • Nhà giáo dục sức khỏe: Công việc chính của bạn là giúp khách hàng phát triển các chiến lược để cải thiện và duy trì sức khỏe của bệnh nhân.
  • Kỹ thuật viên Khoa học Thực phẩm: Công việc này chủ yếu thực hiện các nghiên cứu về thời hạn sử dụng và xác minh chất lượng thực phẩm. Bác sĩ Dinh dưỡng cũng có thể phát triển các sản phẩm mới. Thí dụ như sản xuất các sản phẩm không chứa chất béo hoặc không chứa đường. 
  • Chuyên gia pháp lý: Với tấm bằng về dinh dưỡng, bạn có thể làm việc với chính phủ, công ty dược phẩm,… Bạn có trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm và tập trung vào sức khỏe cộng đồng từ góc độ quy định.
  • Chuyên gia dinh dưỡng: Bạn có thể làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe để tư vấn. Bên cạnh đó lập kế hoạch chăm sóc cá nhân và thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh cho khách hàng hoặc bệnh nhân. Bác sĩ Dinh dưỡng thường chuyên về một loại bệnh và tình trạng cụ thể như: bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, rối loạn ăn uống hoặc béo phì.

Định hướng phát triển của ngành Bác sĩ Dinh dưỡng trong tương lai

Trong khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển thì dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn, nghỉ dưỡng được người dân coi trọng hơn cả. Thông thường, các chuyên gia dinh dưỡng là y tá, bác sĩ. Ngoài ra còn có những người làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Theo dự báo về thông tin tuyển nguồn nhân lực, nhu cầu về tuyển dụng nhân lực ngành Dinh dưỡng ngày càng tăng. Cụ thể trong những năm tới sẽ bùng nổ tại nhiều khu vực trên phạm vi cả nước. Các thành phố lớn sẽ có nhu cầu nhiều hơn là vùng nông thôn. Với những triển vọng như vậy ngành Bác sĩ Dinh dưỡng có nhiều tiềm năng cho tương lai.

​​Nhiệm vụ của Bác sĩ Dinh dưỡng

Nhiệm vụ của Bác sĩ Dinh dưỡng sẽ thể hiện qua các công việc sau:

  • Phân tích thông tin thu thập được từ bệnh nhân để đánh giá, theo dõi sức khỏe và chế độ ăn uống của từng bệnh nhân.
  • Nghiên cứu cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân và đưa ra quy trình chăm sóc đảm bảo bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
  • Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm qua các khâu như chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển thực phẩm tại các điểm chế biến, kinh doanh thực phẩm.
  • Tiếp đón và tư vấn bệnh nhân về dinh dưỡng, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và xây dựng thực đơn phù hợp với từng người.
  • Cung cấp thông tin dinh dưỡng và hướng dẫn người dân phát triển dinh dưỡng thông qua các kênh truyền thông.

Lương của Bác sĩ Dinh dưỡng mới ra trường hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương của Bác sĩ Dinh dưỡng tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc. Đối với Bác sĩ Dinh dưỡng sau khi mới tốt nghiệp ra trường thì sẽ được hưởng mức lương dao động khoảng 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Nếu như Bác sĩ Dinh dưỡng có 2 đến 5 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương khoảng 7.000.000 – 9.000.000 đồng. 5-10 năm kinh nghiệm lương của Bác sĩ Dinh dưỡng khoảng 9.000.000 – 11.000.000 đồng. Còn 10-15 năm kinh nghiệm sẽ khoảng 11.000.000 – 13.000.000 đồng.

Ngoài ra mức lương Bác sĩ dinh dưỡng còn phụ thuộc vào nơi làm việc. Các bệnh viện tư sẽ trả mức lương cao hơn bệnh viện công, nhưng tại bệnh viện công phụ cấp sẽ cao hơn. 

Muốn làm Bác sĩ Dinh dưỡng cần học giỏi môn gì?

Ngành Bác sĩ Dinh dưỡng thường thi vào các khối sau: 

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán –  Lý – Anh
  • B00: Toán – Hóa – Sinh
  • D01: Toán – Văn – Anh
  • D07: Toán – Anh – Hóa
  • D08: Toán – Sinh – Anh
  • D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Anh
Muốn làm Bác sĩ Dinh dưỡng cần học giỏi môn gì?
Muốn làm Bác sĩ Dinh dưỡng cần học giỏi môn gì?

Quy trình đào tạo để trở thành Bác sĩ Dinh dưỡng

Mục tiêu của chương trình đào tạo Bác sĩ Dinh dưỡng, là đào tạo ra các cử nhân Dinh dưỡng. Sau khi ra trường có kiến ​​thức khoa học cơ bản, chuyên ngành và kỹ năng thực hành cơ bản, hiểu biết về vai trò, nhu cầu, năng lượng ăn vào và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Hiểu rõ cơ chế hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể, tính an toàn hay có hại của thực phẩm, truyền thông giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn người bệnh cộng đồng xây dựng chế độ ăn an toàn để phòng bệnh, tật. 

Quy trình đào tạo

Chương trình đào tạo của các trường đào tạo ngành Dinh dưỡng đa số giống nhau về môn học.

Các môn học đại cương:

  • Giáo dục đại cương
  • Lý luận chính trị
  • Kỹ năng phương pháp học ĐH
  • Tin học
  • Ngoại Ngữ
  • Kiến thức cơ sở khối ngành
  • Kiến thức cơ sở ngành

Các môn chuyên ngành:

  • Sinh học đại cương
  • Hóa đại cương
  • Vật lý kỹ thuật
  • Giải phẫu và sinh lý
  • Vi sinh vật học
  • Hóa phân tích, sinh học
  • Dinh dưỡng cộng đồng
  • Miễn dịch học ứng dụng
  • Phân tích thực phẩm
  • Dinh dưỡng người…

Sau khi học xong sinh viên có khả năng tư vấn về dinh dưỡng lâm sàng và chăm sóc điều trị bệnh nhân ở mức trung bình. Có khả năng độc lập thực hiện một số kỹ thuật cơ bản của chuyên kho. Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, cẩn trọng, chính xác.

Bác sĩ Dinh dưỡng cần phải học bao lâu?

Chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng là 4 năm. Trong thời gian học trường học sẽ giới thiệu sinh viên đi làm thêm tại các trung tâm khám chữa bệnh, trung tâm y tế hoặc trung tâm khám. Việc này giúp sinh viên theo học ngành này có thêm thu nhập và kinh nghiệm làm việc.

Các trường đào tạo Bác sĩ Dinh dưỡng uy tín và chất lượng trên cả nước

Viện Dinh dưỡng mở các khóa đào tạo và các khóa học nền tảng cho việc dạy nghiệp vụ Dinh dưỡng và y tế. Nếu còn đang băn khoăn chưa biết chọn trường nào để học ngành Dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo một số trường đào tạo ngành Dinh dưỡng tại Việt Nam dưới đây:

Khu vực miền Bắc:

Khu vực miền Trung:

Khu vực miền Nam:

Điểm chuẩn ngành Bác sĩ Dinh dưỡng tại các trường hiện nay

Điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng được xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn thấp nhất là 15 và cao nhất là 23.25 điểm. Tùy vào tiêu chuẩn tuyển sinh của từng trường.

Kết luận

Ngành dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe của mọi người nên đòi hỏi kiến ​​thức và chuyên môn tốt, buộc bạn phải luôn nỗ lực tìm kiếm những phương pháp tốt để đi đến một chế độ ăn uống hợp lý và đủ dinh dưỡng. Một số thông tin về ngành Dinh dưỡng, Lương của Bác sĩ Dinh dưỡng, Học Bác sĩ Dinh dưỡng dễ xin việc không? đã được chúng tôi đề cập ở trên. Hy vọng, những thông tin đó cung cấp cho bạn những điều cần thiết để lựa chọn ngành học phù hợp với mình. Đừng quên truy cập vào Reviewedu.net để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *