Học Bác sĩ Đa khoa mới ra trường lương bao nhiêu và dễ xin việc không?

lương Bác sĩ Đa khoa

Bác sĩ Đa khoa là một công việc đáng mơ ước và vô cùng hấp dẫn. Nhưng ngành này đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn và năng lực của các cá nhân. Đây là một trong những ngành học có điểm chuẩn đầu vào và tỷ lệ chọi cao. Để giúp bạn chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi theo đuổi nghề này, giải đáp mọi thắc mắc về lương Bác sĩ Đa khoa mới ra trường là bao nhiêu, học Bác sĩ Đa khoa dễ xin việc không? Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu kỹ hơn qua những nội dung ở bài viết dưới đây nhé!

Học Bác sĩ Đa khoa dễ xin việc không?

Sức khỏe luôn luôn là điều được quan tâm hàng đầu, nhu cầu trong lĩnh vực ý tế đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng và đảm bảo đời sống sức khỏe tốt cho mọi người. Nhu cầu tuyển dụng tại các bệnh viện cũng tăng cao. Dự kiến những năm sắp tới, cần phải bổ sung tới hàng nghìn nhân lực ngành Y dược trong hệ thống khám và chữa bệnh trên cả nước. Sự khan hiếm nhân lực tại tất cả các tuyến y tế là tiền đề tốt trong cơ hội nghề nghiệp của các bạn sinh viên học ngành Y Dược.

Sinh viên học ngành Bác sĩ Đa Khoa
Sinh viên học ngành Bác sĩ Đa Khoa

Hiện nay, nhân lực ngành Y tế ở các địa phương còn thiếu. Nên những bạn trẻ theo học Y sĩ Đa khoa ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Vì vậy, học Bác sĩ Đa khoa là một trong những ngành không khó để xin việc.

Học Bác sĩ Đa khoa ra làm việc ở đâu?

Để giúp độc giả không còn băn khoăn “học Bác sĩ Đa khoa ra trường làm ở đâu?”. Chúng tôi xin mách nhỏ bạn một số đầu việc mà sau khi tốt nghiệp các bạn cử nhân y Đa khoa sẽ có cơ hội tiếp cận:

  • Tại các cơ sở khám chữa bệnh 

Bác sĩ Đa khoa (sau khi có Chứng chỉ hành nghề) có thể đảm nhiệm công việc của Bác sĩ điều trị tại các cơ sở y tế công lập và dân lập. Trực tiếp tham gia khám chữa bệnh tại các phòng khám; các trung tâm y tế; các bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương.

  • Tại các cơ sở đào tạo

Với các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng bổ trợ (ngoại ngữ, giao tiếp, thuyết trình…). Sau khi tốt nghiệp các Bác sĩ Đa khoa có thể làm giảng viên cho các trường cao đẳng y dược; trợ giảng hoặc giảng viên (sau khi có bằng Thạc sĩ) tại các trường đại học y dược.

  • Tại các Viện nghiên cứu

Những bạn có đam mê nghiên cứu với kiến thức y học cơ sở vững chắc; kỹ năng nghiên cứu khoa học và trình độ tiếng Anh được đào tạo trong Nhà trường. Các bạn có thể tham gia vai trò nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu y sinh học; các Trung tâm xét nghiệm chuyên sâu của các bệnh viện công lập hoặc dân lập,…

  • Tại các cơ quan, tổ chức Nhà nước và tổ chức phi Chính phủ

Chương trình đào tạo ngành Y khoa Đại học có rất nhiều môn học khác nhau. Nó trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về hệ thống y tế, quản lý y tế, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,… Vì vậy, sau khi ra trường, các Bác sĩ Đa khoa có thể làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về y tế (Trung tâm y tế, Sở Y tế, Bộ Y tế…). 

Ngoài ra, với trình độ tiếng Anh tốt, các Bác sĩ Đại học Đại Nam sẽ có cơ hội tham gia làm việc trong các tổ chức phi Chính phủ về y tế.

Định hướng phát triển của ngành Bác sĩ Đa khoa trong tương lai

Ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, là nhân tố quyết định phát triển ở mỗi quốc gia. Con người là sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong đó thể lực là cơ sở, là điều kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự cần thiết, thật sự quan tâm và luôn đặt lên hàng đầu. Đời sống sức khỏe và tinh thần ngày càng được đề cao và chú trọng.

Xét về cơ hội việc làm, có thể nói y Đa khoa là nghề có cơ hội kiếm được việc làm cao nhất so với các nghề khác trong xã hội. Bởi đây là nghề mà sự thay đổi của kinh tế, chính trị, xã hội không ảnh hưởng nhiều. Đồng thời đảm bảo sức khỏe cho mọi người và giúp ích cho xã hội. Hơn nữa, ngành này gắn liền tới sức khỏe và tính mạnh con người – những vấn đề mà dù sống ở thời đại nào cũng nên luôn tồn tại.

Nhiệm vụ của Bác sĩ Đa khoa

Bác sĩ Đa khoa hay còn gọi là Bác sĩ Tổng Quát là những người đảm nhận các công việc điều trị các bệnh mãn tính và cấp tính. Họ sẽ đưa ra các biện pháp phòng bệnh và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và kê thuốc cho người bệnh. 

Khác với những Bác sĩ ở khoa khác, Bác sĩ Đa khoa sẽ khám bệnh cho các bệnh nhân với những phương pháp tiếp cận toàn diện nhất. Tất cả các thể trạng của người bệnh, từ môi trường sống đến cả về tâm lý xã hội nơi bệnh nhân đang sinh sống. 

Ngoài ra, Bác sĩ Đa khoa còn có nhiệm vụ chẩn đoán sơ bộ để phát hiện sớm và giới thiệu cho bệnh nhân đến thăm khám bệnh. Đồng thời, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, cách phòng bệnh hoặc nên thăm khám để thực hiện tiêm chủng. 

Lương Bác sĩ Đa khoa mới ra trường hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, ngoài Bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công thì còn có Bác sĩ là người lao động, ký hợp đồng lao động với các bệnh viện, cơ sở y tế công và ngoài công lập. Theo đó, bảng lương Bác sĩ Đa khoa mới ra trường trong tùy từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Mức lương của Bác sĩ mới ra trường có thể tăng lên phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung khi mới tốt nghiệp ra trường, Bác sĩ cũng cần có thời gian đề học việc và lấy thêm kinh nghiệm. Nếu có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kỹ năng và chức danh, mức lương có thể thay đổi theo hệ số đảm bảo nguồn thu nhập cho các Bác sĩ đặc biệt là đội ngũ Bác sĩ giỏi.

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Nếu như mới ra trường thì lương Bác sĩ Đa khoa mức lương dao động khoảng _luong1

Theo quy định tăng lương 3 năm một lần, nếu như Bác sĩ Đa khoa có 2 đến 5 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương khoảng _luong2; 5-10 năm kinh nghiệm khoảng _luong3; còn 10-15 năm kinh nghiệm sẽ lương Bác sĩ Đa khoa khoảng _luong4.

Muốn làm Bác sĩ Đa khoa cần học giỏi môn gì?

Đối với ngành Y Đa khoa tại các trường Đại học, thường sẽ xét tuyển với những khối học sau:

  • A00: tổ hợp các môn Toán học, Vật Lý, Hóa học 
  • B00: tổ hợp các môn Toán học, Hóa học, Sinh học

Trước đây, trong kỳ thi tuyển sinh Đại học các thí sinh chỉ được lựa chọn thi hai khối học trên để vào được trường Y. Nhưng để bắt kịp xu thế hiện nay và muốn mở thêm cơ hội chiêu sinh thêm nhiều nhân tài, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã mở rộng thêm nhiều khối xét tuyển, đó là:

  • A16: tổ hợp các môn Toán, KHTN, Ngữ văn 
  • A02: tổ hợp các môn Toán, Vật Lý, Sinh học
  • B01: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, Lịch sử
  • B03: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, Ngữ văn
  • B04: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, GDCD
  • D08: tổ hợp các môn Toán, Sinh học, tiếng Anh
  • D90: tổ hợp các môn Toán, KHTN, tiếng Anh

Ngoài việc xác định ngành Bác sĩ thi khối nào thì việc xác định những môn học cũng rất quan trọng. Sau đây là một số môn học bắt buộc của ngành Bác sĩ để giúp các bạn tham khảo và có được câu trả lời cho câu hỏi ngành Bác sĩ cần học môn gì.

  • Một số môn bắt buộc cơ bản như: Nguyên lý cơ bản Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và một số môn ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng,… Ngoài ra, còn một số môn khác như Toán cao cấp, Hóa đại cương, Sinh học đại cương,…
  • Một số môn cơ sở ngành như: Sinh học và di truyền, Lý sinh, Xác suất – Thống kê y học, Tâm lý học – Đạo đức y học, Tin học ứng dụng,…
  • Một số môn chuyên môn như: Truyền nhiễm, Lao, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng- Hàm mặt, Da liễu, Thần Kinh, và một số môn Nội cơ sở, nội bệnh lý,…
Muốn làm Bác sĩ Đa khoa cần học giỏi môn gì?
Muốn làm Bác sĩ Đa khoa cần học giỏi môn gì?

Quy trình đào tạo để trở thành Bác sĩ Đa khoa

Chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa được xây dựng dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ y tế thống nhất ban hành.

Chương trình gồm 190 tín chỉ bắt buộc.

Quy trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa

Chương trình đào tạo ngành Y Đa khoa ở các trường Đại học đào tạo ngành này tương đối giống nhau, các bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo như sau để biết mình cần và được học những gì trong suốt chặng đường 6 năm đại học nhé: 

Năm nhất

Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Năm 6

Giáo dục quốc phòng Tâm lý y học – Y Đức Dược lý Ung thư  Tư tưởng Hồ Chí Minh Nội bệnh lý 3
Toán cao cấp Hóa hữu cơ Sinh lý bệnh – Miễn dịch Huyết học Kinh tế y tế -Bảo hiểm y tế Ngoại bệnh lý 3
Vật lý – lý sinh Các nguyên lý cơ bản của CNMLN 2 Phẫu thuật thực hành Gây mê hồi sức Tổ chức và quản lý y tế– y tế quốc gia Lão khoa
Sinh học đại cương Hóa sinh Chẩn đoán hình ảnh Đường lối CM của ĐCS Việt Nam Pháp y Nhi khoa 3
Tiếng Anh A1A1 Ký sinh trùng Nội bệnh lý 1 Nội bệnh lý 2 Mắt Phụ sản 3
Giáo dục thể chất Vi sinh Ngoại bệnh lý 1 Nhi khoa 1 + 2 Hồi sức cấp cứu nội khoa
Giải phẫu 1 Mô phôi Phụ sản 1 + 2 Chấn thương chỉnh hình Tai mũi họng Tai mũi họng
Tin học cơ sở Sinh lý học Dinh dưỡng – Vệ sinh AT thực phẩm Giáo dục và nâng cao sức khỏe Răng hàm mặt Thực tập tốt nghiệp
Di truyền học- Sinh học phân tử Tiếng Anh chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu Khoa học Da liễu Ngoại bệnh lý 2 Thi tốt nghiệp hoặc khóa luận
Tiếng Anh A2 Điều dưỡng cơ sở SK môi trường và SK nghề nghiệp Dược lý lâm sàng DS – KHHGĐ – SKSS
Xác suất thống kê Thực tập Điều dưỡng (Skill lab+Bệnh viện) Dịch tễ học và Dịch tễ ứng dụng Chăm sóc sức khỏe ban đầu Lao
Giải phẫu 2 Nội cơ sở Thực tập cộng đồng Hóa học lâm sàng Tâm thần
Các nguyên lý cơ bản của CNM-L 1 Ngoại cơ sở Y học quân sự Y học cổ truyền

Bác sĩ Đa khoa cần phải học bao lâu?

Do đặc thù công việc liên quan tới tính mạng con người, nên các sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo liên tục trong vòng 6 năm. Sau khi hoàn thành 6 năm học tại trường, sinh viên sẽ được cấp bằng Bác sĩ Đa khoa. Còn nếu trở thành Bác sĩ chuyên khoa, sinh viên sẽ phải theo học thêm 3 năm nữa tại trường thì mới đủ điều kiện hành nghề.

Sinh viên theo học Bác sĩ Đa khoa 6 năm tại trường Đại Học thì phải có ít nhất 2 đến 3 năm học chuyên khoa. Và để có được chứng chỉ hành nghề, sinh viên phải tham gia cuộc thi toàn quốc. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như đầu ra cho ngành Bác sĩ.

Các trường đào tạo Bác sĩ Đa khoa uy tín và chất lượng trên cả nước

Hiện nay nước ta đang có tương đối nhiều trường đại học đào tạo chuyên về Y Đa khoa. Dưới đây là tổng hợp các trường đào tạo Bác sĩ Đa khoa uy tín và chất lượng ở nước ta:

Top các trường đào tạo ngành Y Đa khoa khu vực miền Bắc:

Top các trường đào tạo ngành Y Đa khoa khu vực miền Trung:

Top các trường đào tạo ngành Y Đa khoa khu vực miền Nam: 

Điểm chuẩn ngành Bác sĩ Đa khoa tại các trường hiện nay

Ngành Y luôn là ngành học trọng điểm ở mỗi quốc gia và nó luôn có điểm chuẩn đầu vào tương đối cao. Với các trường Đại học đang đào tạo ngành y Đa khoa top đầu, sẽ có điểm chuẩn dao động trong khoảng 26 đến 29.5 điểm. 

Còn những trường đào tạo Bác sĩ Đa khoa vị trí thấp hơn như hệ cao đẳng hoặc trung cấp, điểm chuẩn ngành y Đa khoa các trường đó là khoảng 16 đến 18 điểm.

Kết luận

Nghề y là một nghề đặc biệt, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho mọi người. Chính vì thế con đường trở thành một y – Bác sĩ sẽ có những đòi hỏi đặc thù chuyên biệt, những khó khăn và thử thách khác những ngành khác.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh ngành Bác sĩ Đa khoa và mức lương Bác sĩ Đa khoa mới ra trường. Mong rằng bài viết trở thành nguồn tham khảo hữu ích khi muốn tìm kiếm và nghiên cứu thông tin về Bác sĩ Đa khoa.

Đừng quên truy cập vào Reviewedu.net để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *